Chia 100g dd muối X (của kim loại A và gốc axit thông dụng B) có nồng độ 6,8% thành 2 phần bằng nhau và thực hiện 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được một bazo không tan, làm khô bazo này chỉ được 1 oxit có khối lượng 2,32g.
- Thí nghiệm 2: Cho phần 2 tác dụng với dung dịch NaCl dư, thu được 2,87g kết tủa không tan trong dung dịch axit.
a) Xác định CTHH của muối X
b) Từ X trình bày 2 phương pháp điều chế kim loại A.
a) mX = 100 . 6,8 % = 6,8 (g)
Chia dd muối X thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: X + NaOH → bazo (làm khô)→ 2,32 g oxit:
Gọi hóa trị của A là n
CT của oxit là A2On
\(n_{A2On}=\frac{2,32}{2M_A+16n}\left(mol\right)\)
+ Phần 2: X + NaCl → 2,87g kết tủa
→ Kết tủa là ACln
\(n_{ACln}=\frac{2,87}{MA+35,5n}\left(mol\right)\)
Bảo toàn nguyên tố A:
\(n_{A2On}=nACl_n\)
\(\rightarrow\frac{2,32}{2MA+16n}=\frac{2,87}{2MA+35,5n}\)
\(\rightarrow MA=108n\)
→n = 1; MA = 108
→ A là Bạc (Ag)
nAgCl thu được ở phần 2 = \(\frac{2,87}{143,5}\)= 0,02 mol
→ Khi cho toàn bộ X tác dụng với NaCl dư thu được 0,02 . 2 = 0,04 mol AgCl
Muối X có dạng XmB
Bảo toàn nguyên tố Ag:
nX trong hh ban đầu =\(\frac{0,02.2}{m}=\frac{0,04}{m}\)
\(M_{Ag_mB}=\frac{6,8}{\frac{0,04}{m}}=170m\)
\(MB=62n\)
B là gốc axit thông dụng → n = 1; MB = 62; B là NO3
CTHH của muối X: AgNO3
b)
- Cách 1: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được Ag
\(2AgNO3\underrightarrow{t^o}2Ag+2NO2+O2\)
- Cách 2: Cho Fe dư vào dd AgNO3, lọc lấy kết tủa rồi đem hòa tan vào HCl dư. Lọc lấy kết tủa và làm khô thu được Ag.
\(Fe+2AgNO3\rightarrow Fe\left(NO3\right)2+Ag\downarrow\)
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl2+H2\uparrow\)