Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
a. Tìm khởi ngữ và thành phần biệt lập trong đoạn văn trên.
b. Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
"Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó như ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ứng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run..."
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
C1: Ghi lại các từ láy có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của các từ láy đó.
C2: Chỉ rõ các phép liên kết có trong đoạn trích trên.
chỉ ra phép liên kết và từ ngữ dùng để liên kết trong câu văn: "Anh vừa bước, vừa khom người, đưa tay đón chờ con. nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. nó ngơ ngác, lạ lùng
Cho biết ý nghĩa tên tác phẩm có vai trò gì trong truyện?
Trong Chiếc lược ngà, khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu, Nguyễn Quang Sáng viết: “Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên : - Ba… a… a… ba ! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.
1. Xác định các biện pháp tu từ có trong câu văn in đậm.
2 Bằng hiểu biết về hoàn cảnh và tình cảm của nhân vật ấy, hãy giải thích ngắn gọn vì sao tác giả lại viết: Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”?
Bài 1: đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi:
Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha. Ðêm nó không cho anh ngủ với chị. Con bé tính khí thật không vừa, nó tuột xuống giường, đứng dưới đất chồm lên, nắm tay anh kéo ra. Kéo không được, nó kê miệng cắn. Cho đến ngày đi, tay anh vẫn còn hằn sâu những dấu răng của con. Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. (CHIẾN LƯỢC NGÀ - NGUYÊN QUANG SÁNG) a) nêu nội dung đọan trích trên b) bé Thu đa vi phạm phuơng châm hội thoại nàoBài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
“- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba…a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba”mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
1. Đoạn trích trên kể về sự việc nào? Ai là người kể lại sự việc đó? Em biết gì về người kể ấy? Có thể chuyển đổi ngôi kể sang ngôi thứ 3 được không ? Vì sao?
2. Cụm từ nào lấy ý từ thành ngữ? Cụm từ ấy nhằm diễn tả điều gì?
3. Từ “cả” thuộc loại từ nào? Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng loại từ ấy trong diễn đạt “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
4. Hình ảnh “vết thẹo” trên má ông Sáu có ý nghĩa gì trong diễn biến của câu chuyện?
5. Dấu chấm lửng trong tiếng gọi ba “- Ba…a…a…ba!” có công dụng gì?
6. Câu văn: “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”, sử dụng những biện pháp tu từ gì? Việc sử dụng các biện pháp tu từ đó đem lại hiệu quả như thế nào trong cách diễn đạt?
7. Ghi lại và gọi tên 1 thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên.
8. Việc dùng từ trong đoạn trích trên cho thấy nét đặc sắc nào về ngôn ngữ của nhà văn?
9. Viết đoạn văn tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên. (khoảng 12 câu; chú thích rõ một câu phủ định và một trợ từ).
10. Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng 15 câu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trỏng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười
1) Tìm từ láy, từ ghép có trong đoạn trích
2) Nêu tác dụng của dấu 3 chấm và dấu ngoặc kép
3) Tìm từ ngữ xưng hô có trong cuộc hội thoại đó
4) Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của e về tình cha con của ông Sáu có sử dụng lời dẫn gián tiếp. Chỉ ra lời dẫn đó
Giúp mk vs ạ, mai ktra oy
Trình bày suy nghĩ của em về tâm trạng của nhân vật anh Sáu qua câu văn: “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.”