Câu 1: Thiếu tiểu li gia lão đại hồi.
Số chữ của hai vế đối không bằng nhau 4/3, song xét về từ loại và cú pháp hai vế vẫn có thể đối với nhau rất chỉnh.
Câu 2: Hương âm vô cải/mấn mao tồi cũng thế, có một bộ phận đối chỉnh ý lẫn lời (hương âm, mẩn mao), một bộ phận tuy đối không thật chỉnh về lời song rất chỉnh về ý (vô cải, tồi) và cả chức năng ngữ pháp (vô cải, tồi) đều có chức năng vị ngữ.
Câu 1 là câu kể tóm tắt quãng đời xa quê làm quan, cho thấy sự thay đổi về vóc người, về tuổi tác, hé mở tình cảm quê hương của tác giả.
Câu 2 là câu tả, sử dụng yếu tố thay đổi (mẩn mao: Tóc mai) làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm: Giọng quê). Nhà thơ dùng chi tiết chân thực có tính tượng trưng ấy để làm nổi bật tình yêu quê hương.
Như thế, dù là câu kể hay tả, tảc giả đều sử dụng phép đối để gián tiếp bộc lộ tình cảm gắn bó với quê hương.