ko vì thay đổi thì nghĩa của câu cũng thay đổi
ko vì thay đổi thì nghĩa của câu cũng thay đổi
2. a) Liệt kê vắn tắt (khoảng 5 - 7 từ) lần lượt từng mộng tưởng của em bé sau mỗi lần quẹt diêm.
b) Tự đặt mình vào hoàn cảnh của em bé bán diêm lúc bấy giờ (cha mẹ, bà, cái đói, cái rét, đêm giao thừa,...) để tìm hiểu xem nhà văn sắp xếp thứ tự các mộng tưởng như thế có phù hợp với tâm trạng của em không. Thử đảo trật tự các mộng tưởng rồi lập luận xem sao.
c) Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng ? Tại sao có thể nói điều đó thuần tuý chỉ là mộng tưởng mà thôi ?
bạn nào thi Văn học kì I rồi cho mk xin đề tự luận với
mơn trước ak
bằng 1 đoạn văn theo phương pháp lập luận tùy thích nêu tác hại của ni lông trong đó có sử dụng câu ghép,dấu câu vừa học
cho câu chủ đề "em quên sao được kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp một"
a)viết tiếp câu chủ đề trên để có một đoạn văn diễn dịch khoảng từ 10 đến 12 câu
b)sau đó hãy chuyển đổi đoạn văn trên thành đoạn văn quy nạp. nêu cách chuyển đổi
giúp chắc câu b cũng được
Là công dân đang sinh sống và học tập tại Hà Nội, em thấy mình cần phải làm gì để cho thủ đô ngày càng văn minh, phát triển hơn. Trình bày bằng đoạn văn 12-15 câu
ĐỀ 3
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?
Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong trái tim bạn đó, như một ngọn lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012, tr,43-44)
a. Theo tác giả, ước mơ cháy bỏng nhất của mình đang nằm ở đâu?
b. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Nêu một việc em làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực.
c. Tìm một câu nghi vấn và một câu cầu khiến có trong văn bản.
d. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của hai câu vừa tìm được.
e. Đặt một câu phủ định để khẳng định ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người.