Câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó. Cho em xin 1 bài văn tham khảo được không ạ.
Trên cơ sở nắm diễn biếnvà mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”.
Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).
-Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông quahệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốnnhận( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bấthạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bảnthân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lạicho ngườikhácnhững điều mà mình không muốn (nỗiđau đớn, khổđau, sự mất mát hay bấthạnh...) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửngdưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm...
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc...
+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác
Em bé và cây si già là một trong số những tác phẩm nổi bật nói về việc bảo vệ môi trường đồng thời nói lên việc bảo vệ cây cỏ, biết yêu thương mọi thứ quanh ta dù đó là một cái cây. Bài văn như muốn mượn hình ảnh nhân hóa của cây si qua các cử chỉ như nói chuyện và phàn nàn về hành động của cậu bé điều đó chính là dụng ý của tác giả muốn cho người đọc đặc biệt là trẻ em sẽ tưởng tượng được nỗi đâu của một cái cây khi bị người ta tàn phá, phải để cho hình ảnh cái cây nói trực tiếp qua đó thêm phần thấu hiểu. Tóm lại bài văn trên góp phần lên tiếng cho môi trường, kêu gọi mọi người phải có ý thức thêm trong việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên
em bé và cây si già là một trong số những tác phẩm nổi bật nói về việc bảo vệ môi trường đồng thời nói lên việc bảo vệ cây cỏ, biết yêu thương mọi thứ quanh ta dù đó là một cái cây. Bài văn như muốn mượn hình ảnh nhân hóa của cây si qua các cử chỉ như nói chuyện và phàn nàn về hành động của cậu bé điều đó chính là dụng ý của tác giả muốn cho người đọc đặc biệt là trẻ em sẽ tưởng tượng được nỗi đâu của một cái cây khi bị người ta tàn phá, phải để cho hình ảnh cái cây nói trực tiếp qua đó thêm phần thấu hiểu. Tóm lại bài văn trên góp phần lên tiếng cho môi trường, kêu gọi mọi người phải có ý thức thêm trong việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.