Câu 3: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai
A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P=m.g
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật
C. Trọng lực tỉ lệ với khối lượng của vật
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng
A. Trọng lực luôn bằng trọng lượng
B. Trọng lực là lực hút của vật vào quả đất
C. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn
D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất vào các thiên thể
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai
A. Trọng lực của một vật được xem gần đúng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó
B. Trọng lực có chiều hướng về phía Trái đất
C. Trọng lực của 1 vật giảm khi đưa vật lên cao hoặc ddauw vật từ cực bắc trở về xích đạo
D. Trên mặt trăng, nhà du hành vũ trụ có thể nhảy lên rất cao so với khi nhảy ở trái đất vì ở đó khối lượng và trọng lượng của nhà du hành giảm
Câu 15: Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là 9,8 m/s2 còn trên Mặt Trăng là 1,6 m/s2. Nếu 1 nhà du hành vũ trụ từ Mặt Trăng lên sao hoả sẽ có
A. khối lượng là trọng lượng tăng lên
B. khối lượng và trọng lượng ko đổi
C. khối lượng ko đổi còn trọng lượng tăng xấp xỉ 6 lần
D. khối lượng ko đổi còn trọng lượng giảm xấp xỉ 6 lần
Câu 5: Gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s2, gia tốc trên mặt trăng nhỏ hơn gia tốc trên Trái Đất 6 lần. Nếu bạn Dũng có khối lượng 60kg trên Trái Đất được lên Mặt Trăng du hành thì trọng lượng của bạn lúc này là
A. 588N
B. 98N
C. 3528N
D. 600N
Câu 2: Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ, gia tốc trọng trường là g. Biểu thức xác định ma sát trượt là
A. Fmst = μmg
B. Fmst = μg
C. Fmst = μm
D. Fmst = mg
Câu 10: Tại cùng 1 nơi trên Trái Đất, hai vật có khối lượng lần lượt là m1,m2 với m1 > m2 . Trọng lượng hai vật lần lượt là P1, P2 thoả mãn điều kiện
A. P1 < P2
B. P1 chia m1 = P2 chia m2
C. P1 = P2
D. P1 chia m1 > P2 chia m2
Câu 6: Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất, trên bề mặt Mặt Trăng và trên bề mặt Kim Tinh lần lượt là 9,8 m/s2; 2,6 m/s2 và 8,7 m/s2 . Trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó trên Trái Đất, trên Mặt Trăng và trên Kim Tinh lần lượt là P1, P2 và P3. Độ lớn của ( P1 + P2 - P3 ) gần nhất với giá trị
A. 179N
B. 205N
C. 203N
D. 275N
1 vật có khối lượng 500g, chuyển động nhanh dần đều với vận tóc ban đầu 2m/s. sau thời gian 4s, nó đi được quãng đường 24m. biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo F\(\kappa\)và lực cản Fc= 0,5 N.
a. tính độ lớn lực kéo.
b. sau 4s đó , lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật sẽ dừng lại?