Câu 6:
a, Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu?
b, Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận?
Câu 7:
a, Tóc, lông mày, móng tay, móng chân có vai trò gì đối với cơ thể?
b, Em hãy giải thích tạo sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình? Lấy ví dụ tương ứng?
a/
Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
b/
Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu đầu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận?
Nước tiểu ở nang cầu thận Nước tiểu đầu |
Nước tiểu ở bể thận Nước tiểu chính thức |
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn - Còn chưa nhiều chất dinh dưỡng - Chứa ít các chất cặn bã và chất độc hơn |
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn - Gần như ko còn các chất dinh dưỡng - Chứa nhiều các chất ***** bã và chất độc |
Câu 7
A/
Vai trò của tóc, lông mày, móng tay, móng chân:
Cả tóc, lông mày, móng tay, móng chân đều có vai trò tạo vẻ đẹp cho cơ thể. Ngoài ra tóc, lông mày, móng tay, móng chân còn có những vai trò sau:+ Lông mày ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt.
+ Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời và điều hòa nhiệt độ.
Móng tay, móng chân tạo ra một màng cứng để bảo vệ các đầu mút ngón tay, ngón chân.
b/
+Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định khoảng 37 0C. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt
độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện tượng sinh lý để
chống lạnh.
+ Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại nhiệt lượng mất đi
do thời tiết quá lạnh
+ Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước
hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình để sinh
nhiệt bù lại lượng nhiệt đã mất
- Ví dụ tương tự: Nổi da gà....
Chúc bạn học tốt
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Mỗi ngày, các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1 440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn.
Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.
6,a,Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
7,
a,Vai trò của tóc, lông mày, móng tay, móng chân:
Cả tóc, lông mày, móng tay, móng chân đều có vai trò tạo vẻ đẹp cho cơ thể. Ngoài ra tóc, lông mày, móng tay, móng chân còn có những vai trò sau:+ Lông mày ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt.
+ Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời và điều hòa nhiệt độ.
1 Móng tay, móng chân tạo ra một màng cứng để bảo vệ các đầu mút ngón tay, ngón chân.
b,* Khi trời lạnh có hiện tượng run run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình vì:
- Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định khoảng 37 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra 1 số hiện tượng sinh lí để chống lạnh:
+) Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tiết quá lạnh.
+) Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình ( co cơ ) để sinh nhiệt bù lại lương nhiệt đã mất.
* Ví dụ tương tự: nổi da gà,...