Câu 5: Những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn là:
- Thay đổi bữa ăn mỗi ngày cho gia đình để tránh nhàm chán.
- Trong bữa ăn không nên có món ăn cùng phương pháp chế biến.
- Thực đơn phải đủ các món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế của bữa ăn.
Câu 6:
- Thu nhập gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
- Có 2 loại thu nhập:
+ Thu nhập bằng tiền
+ Thu nhập bằng hiện vật
- Em sẽ làm các công việc theo sức của mình, tiết kiệm chi tiêu để góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
- Gia đình em đã
+ làm những việc khác như nuôi gia súc , nuôi gia cầm
+ trồng cây , trồng rau để tăng thu nhập
1. Thực đơn là gì ?
Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
- Bữa ăn thường ngày có 3 - 4 món.
- Bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay tiệc chiêu đãi có từ 5 món trở lên.
b) Thực đơn phải đầy đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
Có những loại thu nhập là:
Thu nhập bằng tiền : Tiền lượng, tiền thưởng ,tiền công , tiền lãi bán hàng , tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội ,tiền báo sẳn phẩm …
Thu nhập bằng hiện vật : Các sản phẩm tự sản xuất ra như thóc, ngô ,khoai ,sắn ,rau ,hoa quả ,gia súc ,gia cầm ….
Câu 2: Biện pháp tăng thu nhập cho gia đình:
Người la động có thê tăng thu nhập bằng cách: tăng năng suất lao động, làm gia công tại nhà, tăng ca.
Người đã nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn có thể tăng thu nhập bằng cách gia công tại gia đình.
Sinh viên có thể bán hàng, làm kinh tế phụ, nhận thêm việc, tham gia quảng cáo...