“Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2057 trận bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn đảm bảo an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24/7/1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng.” ( Báo Quân đội nhân dân -1975) Câu 1) (1,0đ: Chỉ ra hai tính từ có trong đoạn trích. Câu 2(1,0 đ): Đoạn trích nói về đối tượng nào? Qua đó,em hiểu gì về 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc? Câu 3(2đ): Các cô gái đã đoàn kết,giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng. Dựa vào hiểu biết về xã hội, em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
I. ĐỌC HIỆU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
Tôi cho rằng cảm giác thua người khác là một cảm giác nhất thiết phải được nằm trát, ném sớm tốt sớm !
Bởi vì làm sao có ai, có đội tuyển nào mà có thể suốt đời chỉ thẳng và thắng ? Tôi đầu tư cho con chơi thể thao. Môn con tôi học thêm duy nhất suốt năm lớp 3 là tập thể thao ở sân vận động Phú Nhuận. Một phần tôi muốn con có thể trạng tốt, còn phần quan trong hơn là tôi cho rằng cái quý nhất ở thể thao là được làm quen với việc thắng rồi thua, thua rồi thắng, thẳng thua là chuyện thường tình. [...]
Thắng tất nhiên là tốt rồi, nhưng bình tĩnh giữ được mình trong lúc thua, lẽ nào không cần học ? Học cách để chiến thắng và học cách chung sống với thua, đều quan trọng như nhau.
(Con nghĩ đi, mẹ không biết – Thu Hà, NXB Văn học)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt ? (0.5 điểm)
Câu 2. Vì sao tác giả lại đầu tư cho con chơi thể thao ? (0.5 điểm)
Câu 3. Phân tích một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh, chị hiểu như thế nào là “giữ được mình trong lúc thua” ? Điều đó có tốt không, vì sao ? (1.0 diem)
Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình.
KHÔNG CHÉP MẠNG NHA
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh)
1, Việc lặp lại "con không...con không" ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật?
2, Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: "Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào"
3, Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?
4, Đọc bài thơ này em có liên tưởng đến bài thơ nào đã học?
5, Nêu nội dung chính.
6, Em có suy nghĩ gì về lời dặn của người bố
em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ trước hiện tượng lơ là mất cảnh giác trước diễn biến phức tạp của Covid 19
Trong xã hội hiện nay xuất hiện tình trạng thấy người gặp nạn thì hiếu kì đứng xem hoặc bỏ mặc.Nhưng ở TP HCM lại xuất hiện rất nhiều nhóm "hiệp sĩ đường phố".Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên.Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày nội dung theo cách diễn dịch.Chỉ ra ít nhất 1 phép nối trong đoạn văn.Gạch dưới từ ngữ thực hiện phéo nối đó
Đề 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá lên
khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Câu 4. Đọc đoạn trích này, em có cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? Viết một câu văn trong đó có sử dụng thành phần tình thái hoặc thành phần cảm thán nêu lên cảm nghĩ đó.
So sánh điểm giống và khác nhau của 2 bài thơ dưới đây:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…” (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…
(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt.
Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam?
Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9?
Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1(2,0điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước?
Câu 2 (5,0điểm)
Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)