Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Thị Ngọc

Câu 2:(2 điểm): Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

Câu 3:(6 điểm): Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường”- (Ngữ văn 8-tập 2)

Vũ Thị Ngọc
28 tháng 3 2018 lúc 21:07

Cõu 2: (2 điểm)

Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:

-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...(0,5 điểm)

-Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đũi hỏi của thầy cụ, trong thi cử...(0,5 điểm)

-Do học đối phó nên không thấy hứng thú, đẫn đến chán học, hiệu quả thấp...(0,5 điểm)

-Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dự cú bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ...(0,5 điểm)

Cõu 3:(6 điểm):

a.Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh(0,5 điểm)

b.Thõn bài:

*Hoàn cảnh sáng tác bài thơ(0,5đ)

*Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh(3đ)

-Đại nhân:(1đ)

+Yờu tổ quốc

+Yờu thiờn nhiờn

+Yêu thương con người

“Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người”

(Tố Hữu)

-Đại trí:(1đ)

+Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự, lónh đạo:

“Lạc nước hai Xe đành bỏ phí

Gặp thời một Tốt cũng thành cụng”

(Nhật kớ trong tự)

-Đại dũng:(1,5đ) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại (trong 1 số bài của Bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong tù”, nhưng bài nào, dũng nào, cõu nào cũng ỏnh lờn tinh thần thộp:

+Đi đường: Rèn luyện ý chớ nghị lực

+Ngắm trăng:Vượt lên hoàn cảnh

+Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan, tin tưởng cuộc sống.

*Mở rộng, nâng cao vấn đề:(1,5đ) Liên hệ thú lâm tuyền của Bác với người xưa

-Nguyễn Trói, Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mỡnh, gửi tõm sự với cảnh, quay về với thiờn nhiờn

-Hồ Chớ Minh: Tỡnh yờu thiờn nhiờn gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước ->Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh

-Hỡnh ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay.

c.Kết bài:(0,5 điểm)

-Cảm nghĩ về chõn dung Hồ Chớ Minh

-Hỡnh ảnh về người chiến sĩ cộng sản.

Thời Sênh
20 tháng 2 2019 lúc 12:25

+ Mở bài:

-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.

+ Thân bài:

– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…

– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.

-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.

– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.

– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.

– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết

– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.

– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.

Huỳnh lê thảo vy
20 tháng 2 2019 lúc 13:33

2,Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.

Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.

Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.

Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc

Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.

Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.


Các câu hỏi tương tự
Như Phạm
Xem chi tiết
Huyền Lê
Xem chi tiết
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Oanh Trương
Xem chi tiết
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Đinh Thị Thi Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Lê Phương Oanh
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết