Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tống Duyên

Câu 2:

a. Chép một câu tục ngữ mà em đã học nói về giá trị của con người?

b. Bài học rút ra từ câu tục ngữ đó là gì?

c. Tìm và chép lại một câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với câu tục ngữ trên?

giúp mik đi mik cần gấp!

Lê Thị Hải
6 tháng 3 2020 lúc 15:03

Một mặt người bằng mười mặt của

Mặt người là hình thức tu từ hoán dụ (dung bộ phận thay cho toàn thể), để chỉ sự tồn tại của con người, sự sống, mặt của là hình thức nhân hóa để tạo ra sự đối sánh, cân bằng với từ mặt người ở đầu câu. Câu tục ngữ đã đặt người và của trong thế so sánh với nhau, số từ một mười đã phát huy tác dụng để làm nổi bật giá trị của con người so với của cải.

Đối với nhân dân lao động, của cải, tài sản cũng là cái đáng quý, nhưng quan trọng hơn cả là sự sống, là con người. Ở đây, giá trị của con người không phải ở các phương diện đạo đức, địa vị xã hội mà mặt người chính là sự tồn tại, sự sống của con người (đây là con người bản thể, con người sinh học). Đây là quan niệm đúng đắn và có giá trị của nhân dân ta trong việc nhận thức, đánh giá về con người. Bởi lẽ nhân dân nhận ra một chân lí hiển nhiên và đúng đắn: Con người là tài sản đáng quý nhất.

Câu tục ngữ này cũng nằm trong hệ thống quan niệm về con người của dân gian: Người ta là hoa đất, Người làm ra của chứ của không làm ra người, Của đi thay người, Người sống đống vàng… Đó là triết lí dân gian đúc kết trong quá trình lịch sử, đồng thời cũng có ý nghĩa thực tế.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Bảo Hân
Xem chi tiết
Phạm Đức Anh
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
Tống Duyên
Xem chi tiết
Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Lan Phương Khổng Huỳnh
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết