Câu 1:Trình bày về trận Tốt Động-Trúc Động , trận Chi Lăng-Xương Giang(nguyên nhân, diễn biến, kết quả).
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi , ý nhĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Câu 3: Trình bày chính sách quốc phòng ngoại giao của Quang Trung và nêu nhận xét.
Câu 4: Trình bày kinh tế nông nghiệp của Đàng Trong, Đàng ngoài thế ki16-18.
Câu 5: Trình bày thời gian của cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn.
Câu 6: Nêu 1 số sự kiện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 7: Nêu 1 số bộ luật thời Lê Sơ, Trần.
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi , ý nhĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
Câu 3: Trình bày chính sách quốc phòng ngoại giao của Quang Trung và nêu nhận xét.
Quân xâm lược nhà Thanh đã bị đánh tan, nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc vẫn còn bị đe doạ. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Đinh.
Quang Trung tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh. Chiến thuyền có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
Về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là "quốc vương", nghĩa là vua của một nước độc lập.
Ở phía nam, Nguyễn Anh đang tìm cách đánh ra Quy Nhơn. Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Tiếc thay, kếhoạch đang tiến hành khẩn trương thì ngày 16 - 9 - 1792, Quang Trung đột ngột từ trần. Công chúa Lê Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của Quang Trung :
Mà naỵ áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.
Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua, nhưng không đủ năng lực và uy túi điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.
Câu 4) nông nghiệp ở Đàng Trong:
-Chính quyền tổ chức đi di dân khai hoang
-Xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa
-Mở rộng diện tích đến ĐBSCL
Đàng Ngoài:
-Lúc đầu: phát triển
-Sau đó :bi ngưng tệ:ko khai hoang, ko chăm lo đến đê điều, hạn hán, lũ lụt kéo dài
Câu 5)trong gần 50 năm (từ năm 1627 - 1672)
Câu 2:
Ý nghĩa: Lật đổ chính quyền Nguyễn-Trịnh-Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia ĐỒng thời đanh tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, Thanh và bảo vệ nền độn lập tổ quốc
Nguyên nhân thắng lợi: Ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước cuat dân ta, sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
Câu 7: Thời Lê sơ: Luật Hồng đức ( Quốc Triều Hình luật)
Thời Trần:QUốc triều hình luật
nội dung:
- Xác lập quyền sở hữu tài sản
-Qua định việc mua bán ruộng đất
câu 1 :* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. Trận chi lăng - xương giang
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
câu 1:
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.