Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mề ta nì su ề

Câu 1: Trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu

Câu 2: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Câu 3: Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa?

Câu 4: Vì sao Quang Trung tiêu diệt quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu?

Câu 5 : Cuộc KN Lam Sơn và cuộc KN Tây Sơn có gì khác nhau?

Câu 6: Các cuộc KN chốn nhà Nguyễn nửa đầu TKXIX có gì khác nhau?

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:11

Câu 1:

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

 

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:13

Câu 2:

a, Nguyên nhân:
-Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b, Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp \rightarrow Cần Thơ.
-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:14

Câu 3: 

Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này  bởi  đây  một khúc sông có địa hình khá tốt, hai bên bờ có cấy cối rậm rạp thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:17

Câu 4:

Quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long, nên chúng chủ quan , kiêu ngạo, cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác.

→ Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu để tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:18

Câu 5 : 

 

 Khởi nghĩa Lam SơnPhong trào Tây Sơn
Giai cấp lãnh đạoLê Lợi3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Mục tiêu nhiệm vụChống lại sự đô hộ của nhà Minh, giành độc lập dân tộcLật đổ chính quyền Trịnh, Nguyễn chống quân xâm lược Xiêm-Thanh.Vừa thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc
Phạm vi hoạt động

Ban đầu chỉ ở Đàng Trong nhưng sau khi nắm chắc tình hình Bắc Hà và cân nhắc mọi nhẽ, Nguyễn Huệ đã tự quyết định đưa quân ra Đàng Ngoài

1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

Nghệ thuật quân sự

- Kết hợp quân sự và chính trị

-Nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn

-Vạch ra phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt

-Chọn thời gian và không gian thích hợp

-Tiến công thần tốc, tiêu diệt địch bằng trận quyết chiến chiến lược, nhanh chóng kết thúc chiến tranh

-Làm cho địch chủ quan, kiêu ngạo,mặt khác ta không coi thường địch. Tuyệt đối giữ bí mật kế hoạch tấn công

-Giáo dục ý thức, lòng yêu nước cho quân đội

-Tập hợp được nhiều tướng lĩnh có tài, quan tâm đến đời sống của binh sĩ

- 1424 chuyển sang chủ động tấn công, ( thay đổi tiến công chiến lược vào Nghệ An) sự thay đổi về chiến thuật chuyển từ đấu tranh giai cấp, khởi nghĩa địa phương -> kháng chiến giải phóng dân tộc

- Việc vừa đánh vừa đàm được sử dụng một cách triệt để ( lợi dụng địa hình, lấy ít địch nhiều) được sử dụng khi tương quan so sánh lực lượng khi ta yếu với mục đích giảm nhuệ khí của địch, thăm dò địch, củng cố lực lượng

- Chiến thuật lấy ít địch nhiều, chiến tranh du kích, kháng chiến trường kì, công thành, đặc biệt đánh vào ý chí quân địch

-Khi đã giành nhiều thắng lợi với địch nhưng Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã vận động giảng hòa kết thúc chiến tranh

🙂T😃r😄a😆n😂g🤣
21 tháng 4 2021 lúc 8:21

Câu 6:

undefined

Lê Mai Chi
22 tháng 4 2021 lúc 21:29

sao i hệt đề cương sử của khối 7 trường tuii luôn dậy,vậy bạn có câu hỏi của phần trắc nghiệm luôn không


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Hoa Tâm Anh
Xem chi tiết
Dương Ngô Minh Anh
Xem chi tiết
Khoa Holly
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Na Lê
Xem chi tiết
Hoang Bao Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
nam
Xem chi tiết
thu thương
Xem chi tiết