Câu 2:
Khi đưa thanh A nhiễm điện dương lại gần quả cầu nhôm chưa bị nhiễm điện thì thanh A sẽ hút quả cầu vì những vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác, mà quả cầu vừa nhỏ, vừa nhẹ, lại được treo bằng sợi chỉ mảnh (nhiễm điện do hưởng ứng). Nhưng sau khi quả cầu chạm vào thanh A thì quả cầu và thanh A sẽ đẩy nhau. Đó là do khi quả cầu chạm vào thanh A, các êlectrôn từ quả cầu sẽ dịch chuyển sang thanh A nên quả cầu bị nhiễm điện dương (nhiễm điện cùng loại với thanh A) và xảy ra hiện tượng quả cầu và thanh A sẽ đẩy nhau (nhiễm điện do tiếp xúc).
Chúc bạn học tốt!
1)
Vì trong quá trình xe di chuyển, bồn chứa xăng/dầu phải cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện và có thể truyền sang xăng/dầu gây cháy, người ta lấy sợi xích sắt làm như vậy để điện truyền từ sắt (sắt dẫn điện khá tốt) xuống mặt đường và bồn không còn nhiễm điện.
Câu 1 :
Vì khi xe chạy, thùng chứa xăng ( dầu ) cọ xát với không khí và xăng (dầu) trong thùng nên sẽ nhiễm điện và sinh ra tia lửa điện có khả năng gây cháy nổ, người ta thả dây xích kéo lê trên mặt đường để giảm điện tích trong thùng, tránh gây cháy nổ