Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng
A. phân huỷ các chất độc hại đối với cơ thể. B. chuyển hoá đường.
C. tổng hợp lipit. D. đóng gói các sản phẩm phân phối cho tế bào.
Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
(1). Vì cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên ngoài.
(2). Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được tất cả axit amin cần cho tổng hợp protein thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.
(3). Tạo sự đa dạng về văn hoá ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn.
(4). Cung cấp được nhiều protein để thay thế các chất dinh dưỡng khác trong cấu trúc tế bào.
A. (1), (3). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (2), (4).
Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là
A. Sử dụng nguồn năng lượng từ các chất hóa học.
B. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ khác.
C. Sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
D. Sử dụng nguồn cacbon chủ yếu từ nguồn vô cơ.
Cho các vai trò sau:
(1). Dung môi hoà tan của nhiều chất.
(2). Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào.
(3). Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể.
(4). Đảm bảo hình dạng của tế bào.
(5). Cung cấp năng lượng cho tế bào.
Vai trò của nước bao gồm :
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (2), (4), (5)
giup e ạ
a. Vì sao tế bào vừa được xem là đơn vị cấu trúc vừa được xem là đơn vị chức năng của cơ thể sống.
b. Tại sao hàng ngày chúng ta phải uống đủ nước? Biểu hiện khi cơ thể mất nước là gì? Nêu cách bổ sung nước hàng ngày có lợi cho sức khỏe và cách bù nước khi bị sốt cao hay tiêu chảy.
Câu 1: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Liên tục tiến hoá. B. Theo nguyên tắc thứ bậc.
C. Là hệ thống tự điều chỉnh. D. Là một hệ thống kín.
Câu 2: Vì sao các loài sinh vật ngày nay rất khác nhau nhưng vẫn có một số đặc điểm chung?
A. Vì chúng đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Vì chúng đều có chung bộ ADN.
C. Vì chúng sống chung với nhau trong các môi trường sống.
D. Vì chúng có chung tổ tiên.
Câu 3: Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật là
A. tế bào. B. cơ thể. C. phân tử. D. quần thể.
Câu 4: Các cấp tổ chức của thế giới sống là các hệ thống mở, vì
A. luôn thích nghi với môi trường sống.
B. luôn thích nghi và tiến hóa.
C. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
D. có khả năng cảm ứng và sinh sản.
Câu 5: Các ngành chính trong giới thực vật là
A. rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
B. rêu, hạt trần, hạt kín.
C. tảo lục đa bào, quyết, hạt trần, hạt kín.
D. quyết, hạt trần, hạt kín.
Câu 6: Loại nấm được dùng để sản xuất rượu trắng, rượu vang, bia, làm nở bột mì, tạo sinh khối thuộc nhóm nấm nào sau đây?
A. Nấm sợi. B. Nấm đảm. C. Nấm nhầy. D. Nấm men.
Câu 7: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc
A. giới khởi sinh. B. giới nguyên sinh. C. giới nấm. D.giới động vật.
Câu 8: Cho các ý sau:
(1) Tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho giới Động vật
(2) Điều hòa khí hậu (thải O2, hút CO2 và các khí độc)
(3) Cung cấp gỗ, củi và dược liệu cho con người
(4) Hạn chế xói mòn, lũ lụt, giữ nước ngầm
Trong các ý trên có mấy ý nói về vai trò của thực vật?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về giới động vật?
A. Giới Động vật có khả năng vận động nên có khu phân bố rộng
B. Giới Động vật không có khả năng quang hợp nên sống nhờ chất hữu cơ sẵn có của cơ thể khác
C. Giới Động vật thường có hệ thần kinh phát triển nên thích ứng cao với đời sống
D. Giới Động vật có số lượng loài nhiều hơn giới Thực vật
Câu 10: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể
(4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
4. Đơn vị sinh sản và tiến hóa của sinh giới là
A. cơ thể.
B. quần thể.
C. quần xã.
D. tế bào.
6. Cấu trúc nào sau đây là hệ thống cơ quan?
A. Biểu mô.
B. Con chó.
C. Dạ dày.
D. Prôtêin
8. Tất cả các loài vi khuẩn sống trong ruột chúng ta tạo thành cấp độ tổ chức nào sau đây?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Sinh quyển.
9. Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, điều này nói đến đặc điểm nào của các cấp tổ chức sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Hệ thống mở.
C. Khả năng tự điều chỉnh.
D. Liên tục tiến hóa.
10. Khi nói về đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống, nhận định nào sau đây sai?
A. Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.
B. Mọi cấp tổ chức của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống.
C. Mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
D. Trong tổ chức sống, cấp tổ chức trên làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp dưới.
Mong mọi người giúp đỡ ạ
Câu 1: Giới thực vật có nguồn gốc từ đâu? Hãy nêu vai trò của giới thực vật
Câu 2 : Hãy nêu các tác dụng của rừng đầu nguồn, từ đó hãy cho biết vì sao cần bảo vệ rừng
Câu 3 : Phân biệt nguyên tố đa lượng và vi lượng, lấy ví dụ và nêu vai trò của mỗi nhóm
Câu 4 : Nêu vai trò của nước trong tế bào và cơ thể
câu 1 :Cho các ý sau:
(1). Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
(2). Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
(3). Các nguyên tố đại lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như: prôtêin, cacbohidrat, lipit, axit nuclêic.
(4). Các nguyên tố vi lượng không bắt buộc phải có đối với sự phát triển bình thường của tế bào và cơ thể.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
câu 2 : Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với cơ thể vì
A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các enzym.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể
D. chúng chỉ cần vào một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.