Chương II- Nhiệt học

Mỹ Nguyễn ngọc

Câu 11. Phải pha bao nhiêu lít nước sôi với 3 lít nước ở 200C để được nước ở 500C ?

. Câu 12. Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

. Câu 13. Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thu khi uống 100g nước ở nhiệt độ 40°C là bao nhiêu? Biết nhiệt độ khi cân bằng là 37°C.

Câu 14.. Để xác định nhiệt dung riêng của kim loại người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chưa 500g nước ở 130C và một thỏi kim loại có khối lượng 400g được nung nóng đến 1000C. Nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế nóng lên đến 200C. Hãy tìm nhiệt dung riêng của kim loại (bỏ qua sự mất mát nhiệt để làm nóng nhiệt lượng kế và tỏa ra không khí)

Câu 15.. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1,5 lít nước ở 20°C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu ?

Câu 16. Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt?

dfsa
18 tháng 4 2017 lúc 19:02

Câu 12

Tóm tắt:

m1= 500g= 0,5kg

m2= 400g= 0,4kg

t1= 100ºC

t2= 20ºC

Theo đầu bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1=Q2

<=> m1*C*\(\Delta t\)1= m2*C*\(\Delta t\)2

<=> 0,5*4200*( 100-X)= 0,4*4200*( X-20)

=> X= 64,44ºC

Vậy nhiệt độ cân bằng là 64,44ºC

Bình luận (1)
Hoàng Nguyên Vũ
18 tháng 4 2017 lúc 19:10

Câu 13. Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thu khi uống 100g nước ở nhiệt độ 40°C là bao nhiêu? Biết nhiệt độ khi cân bằng là 37°C.

Tóm tắt

m = 100g = 0,1kg

t1 = 40oC ; c = 4200J/kg.K

t2 = 37oC

_________________

Q = ?

Giải

Khi uống nước vào thì nước sẽ truyền nhiệt lượng cho cơ thể ta.

Nhiệt lượng 100g nước tỏa ra khi đi vào cơ thể ta là:

\(Q=m.c.\left(t_1-t_2\right)=0,1.4200.\left(40-37\right)=1260\left(J\right)\)

Do chỉ có nước và cơ thể ta truyền nhiệt lượng cho nhau nên theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước tỏa ra chính bằng nhiệt lượng cơ thể thu vào.

Kết luận: khi uống 100g nước ở 40oC thì cơ thể ta hấp thụ vào một nhiệt lượng là 1260J.

Bình luận (2)
dfsa
18 tháng 4 2017 lúc 19:25

Câu 15

Tóm tắt:

m1= 400g= 0,4kg

m2= 1,5 lít= 1,5 kg

t1= 100ºC

t2= 20ºC

Nhiệt lượng ấn nhôm thu vào để nóng lên:

Q1= m1*C1*\(\Delta t\)= 0,4*880*(100-20)= 28160(J)

Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên là;

Q2= m2*C2*\(\Delta t\)= 1,5*4200*( 100-200)= 504000(J)

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:

Q= Q1+ Q2= 28160+504000= 532160(J)

Bình luận (1)
dfsa
18 tháng 4 2017 lúc 18:53

Câu 11

Tóm tắt:

m2= 3kg

t1= 100ºC

t2= 20ºC

Theo đầu bài ta có phương trình cân bằng nhiệt:

Q1=Q2

<=> m1*C*\(\Delta t\)1= m2*C*\(\Delta t\)2

<=> m1*4200*( 100-50)= 3*4200*(50-20)

=> m1= 1,8kg

Vậy phải pha thêm 1,8kg nước sôi

Bình luận (1)
nguyen
7 tháng 5 2017 lúc 9:01

Câu 16:

Tóm tắt:

m1= 100g= 0.1kg

m2= 500g= 0.5kg

t1= 120°C

t2= 25°

———————————

t= ?

Giải

Theo bài và phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1=Q2

<=> m1×c×∆t1= m2×c×∆t2

<=> 0.1×380×(120-t)= 0.5×4200×(t-25)

=> t= 26,68°C

Vậy nhiệt độ của nước khi cân bằng là 26,68°C

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
5 tháng 5 2018 lúc 15:07

Câu 11: Vì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 50oC nên Qtỏa là Q của nước sôi; Qthu là Q của nước ở 30oC.
Gọi m1 là số lít nước sôi cần pha (lít) (m ∈ N*)
Vì sau khi cân bằng nhiệt thì Qtỏa = Qthu
<=> m1.C.(100 - 50) = m2.C.(50 - 20)
<=> 50m1 = 3.30
<=> m1= 90/50 = 1,8 (thỏa mãn)
Vậy số lít nước sôi cần pha là 1,8 lít.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thow Thow
Xem chi tiết
nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
Phạm Dương
Xem chi tiết
Trịnh Trọng Khánh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Lê trung hiếu
Xem chi tiết
Ngọc Băng
Xem chi tiết
Xem chi tiết
le viet tr
Xem chi tiết