Chương 4. Ngành Thân mềm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đào Thọ

Câu 1 . Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? Nêu vai trò của ngành thân mềm đối với con người?

Câu 2 . Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín, vỏ tôm có màu hồng?

Câu 3 . Nhện có tập tính chăng lưới, bắt mồi. Hãy mô tả lần lượt các bước mà nhện thực hiện tập tính đó? Vẽ hình lưới nhện?

Câu 4 . Trình bày cấu tạo trong của châu chấu? Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

mn giúp mk nha làm đc câu nào thì làm

Trần Duy Mạnh
3 tháng 11 2018 lúc 10:24

Câu 1:

-Mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều điểm giống nhau(bạn xem trong tập ha) nhưng mực bơi nhanh hơn ốc sên do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua các con đường tiến hóa. (Vì trong quá trình sống chúng ko cần sử dụng lớp vỏ này nên nó sẽ tự thoái hóa do đó vì sao mực và bạch tuột bơi nhanh lí do là vỏ đá vôi của chúng bị thoái hóa). Nhưng thay vào đó mực và bạch tuột có " vũ khí" chiến đấu lợi hại của nó đó là những xúc tu dài hay là trò phun mực của mực ống sẽ giúp mực bắt mồi hiệu quả trong biển khơi

- Vai Trò của ngành thân mềm:

+ Làm thức ăn cho người: Mực, ngao, sò,...

+ Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm

+ Làm đồ trang trí: Ngọc trai

+ Làm sạch môi trường: Trai, vẹm, hàu

+ Giá trị suất khẩu: Bào ngư, sò huyết

+ Có giá trị về mặt địa chất: Hóa thạch các loài ốc, vỏ sò

Nhớ tick mình nhé!

Huỳnh lê thảo vy
3 tháng 11 2018 lúc 13:12

1,

Mực bơi nhanh, ốc sên bò chậm, nhưng lại được xếp chung vào một ngành Thân mềm, vì chúng có đặc điểm giống nhau :

- Thân mềm, cơ thể không phân đốt.

- Có hệ tiêu hóa phân hóa.

- Có khoang áo phát triển.

- Có vỏ đá vôi bảo vệ.

2,

*Lợi ích: - Làm thực phẩm cho con người - Làm thức ăn cho động vật khác - Làm đồ trang trí - Làm sạch môi trường nước - Có giá trị xuất khẩu - Có giá trị về mặt địa chất *Hại:

- Hại cho cây trồng
- Vật trung gian truyền bệnh giun sán

2,Lớp vỏ ngoài của động vật giáp xác như tôm cua thường có màu xanh đen, hoặc vài trường hợp đặc biệt có màu xanh hoặc vàng. Tuy nhiên khi luộc chín thì sẽ có màu đỏ cam.

Đó là do trong vỏ của tôm cua có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm cua (astaxanthin cũng chính là sắc tố tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi). Bình thường khi tôm cua còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm cua có màu xanh đen.

Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như vậy.

Cơ thể tòm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.


Các câu hỏi tương tự
Myrie thieu nang :)
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều An
Xem chi tiết
nguyen thuy an
Xem chi tiết
Hồng Nhung
Xem chi tiết
Tiệc cưới Thùy Tín
Xem chi tiết
Anh nguyễn
Xem chi tiết
Nhuyễn Lê Thu Trang
Xem chi tiết
Trương Thị Kiều Oanh
Xem chi tiết