Bài 35 : Khái quát Châu Mĩ

kieu nong

Câu 1 Trình bày về các địa điểm vị trí địa lí của Châu Mĩ? Nêu ý nghĩa vị trí kênh đào Panama?

Câu 2 Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ

Câu 3 Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hóa đó ?

Câu 4 Trình bày sự phân bố dân cư và các đặc điểm đô thị ở Bắc Mĩ?

Câu 5 Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao ?

Câu 6 Nêu các nghành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ? Những năm gần đây sản xuất Hoa kì biến đổi như thế nào?

Câu 7 Tìm hiểu về vùng công nghiệp truyền thống ĐB Hoa kì và vùng công nghiệp "Vành đai mặt trời" (Nội dung bài thực hành trang 125 SGK)

Câu 8 Sơ lược về các đặc điểm chính (Đặc điểm tự nhiên ,Dân cư xã hội ,kinh tế )khu vực TRung và Nam Mĩ?

Giúp mình với mình đang cần gấp

Sách Giáo Khoa
29 tháng 2 2020 lúc 8:12

Câu 1. Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn. Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu kênh đào, trước kia Hoa Kì nắm quyền kiểm soát kênh đào này còn ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.

Câu 2. Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu 3.

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

Câu 4.

Năm 2001, dân số Bắc Mĩ là 419.5 triệu người, mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km2

Do chịu ảnh hưởng của sự phân hoá về tự nhiên, dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.

Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa là nơi dân cư thưa thớt nhất (mật độ dưới 1 người/km2). Nhiều nơi không có người sinh sống.
Phía tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư cũng thưa thớt (1 đến 10 người/km2), chi dải đồng bằng hẹp ven Thái Bình Dương là có mật độ cao hơn (11 -50 người/km2).

Phía đông Hoa Ki là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ (mật độ 51 - 100 người/km2). Đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì có mật độ dân cư lên tới trên 100 người/km2, chủ yếu do công nghiệp hiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
29 tháng 2 2020 lúc 8:13

Câu 1:

* Vị trí địa lí:

-Châu Mĩ rộng 42 triệu ki-lô-mét vuông. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

-Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.

-Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Phía Tây giáp Thái Bình Dương còn phía Đông giáp với Đại Tây Dương.

-Lãnh thổ chia là hai lục địa :

+ Bắc Mĩ

+ Trung và Nam Mĩ.

-Kênh đào Panama giúp cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

Câu 2:

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
29 tháng 2 2020 lúc 8:16

Câu 5. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao ?

- Có nhiều hồ rộng và sông lớn.

- Có diện tích đất nông nghiệp lớn.

- Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ... số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.

- Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.

- Lao động có trình độ cao, khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

- Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp

Câu 6.

– Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,…

– Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:

+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, … Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ…

+ Về mặt lãnh thổ : Từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Câu 7.

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động Hoa Kì : từ Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời” ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.

Nguyên nhân chuyển dịch là do sự xuất hiện của các thành phố lớn với các ngành công nghiệp có công nghệ kT thuật tiên tiến, năng động ở “Vành đai Mặt Trời”. ’

- Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có thuận lợi là :

+ Gần Mê-hi-cô: dễ dàng nhập nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang Mê-hi-cô.

+ Ven Thái Bình Dương: dễ dàng cho việc xuất, nhập khẩu với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thỷ mao
16 tháng 3 2022 lúc 21:00

Mình chỉ lm đc câu 1 thôi nha :>>

 

_Châu Mĩ nằm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam , diện tích là 42 triệu km² , đứng thứ 2 sau Châu Á 

_Kênh đào Panama có nguồn thu nhập ngoại tệ lớn , giảm chi phí vận chuyển . Không có kênh đào sẽ hạn chế sự giao lưu quốc tế đồng thời hạn chế tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước trên TG

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Nghi Uyên
Xem chi tiết
Hoang trieu vy Pham
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Thục Uyên
Xem chi tiết
việt tạ
Xem chi tiết
nghia vu
Xem chi tiết
Ken Handsome
Xem chi tiết