Bài 35 : Khái quát Châu Mĩ

nghia vu

Câu 1: vị trí địa lý của Châu Mĩ, châu Nam Cực

Câu 2: sự khác nhau về đô thi hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ

Câu 3: đặc điểm khí hậu Châu Đại Dường, châu Nam Cực

Câu 4:mục tiêu của khối kinh tế NAFTE và khối thị trường chung xưa

Câu 5: so sánh đặc điểm địa hìnhkhu vực Bắc Mĩ và Nam Mĩ

Thùy Trang
27 tháng 3 2019 lúc 20:53

Câu 1:

- Châu Mỹ: (71°57' Bắc - 53°54' Nam)

Nằm hoàn toàn ở Tây Bán cầu. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương. Phía Tây giáp Thái Bình Dương. Phía Đông giáp Đại Tây Dương.

- Châu Nam Cực : Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởiNam Băng Dương. ... Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Câu 2:

Sự khác nhau về đô thi hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ:

- Bắc Mĩ: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển.
- Trung và Nam Mĩ: Dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng.

Câu 3:

CHÂU ĐẠI DƯƠNG:

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương. Biển nhiệt đới trong xanh với các rặng san hô có nhiều hải sản, là nguồn sống của dân cư và là tài nguyên du lịch quan trọng của nhiều nước.
Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
Ô-xtrây-li-a
Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao do Trái Đất nóng lên đang đe doạ cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương.

CHÂU NAM CỰC :

– Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.

Câu 4:

Mục tiêu của NAFTA;

+ Kết hợp sức mạnh của ba nước

+ Tạo nên một khối thị trường lớn

+ Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

Mục tiêu của Méc-cô-xua :

+ Hình thành một khối thị trường chung

+ Tăng quan hệ ngoại thương giữa các thành viên

+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

Câu 5:

- Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

B.Thị Anh Thơ
27 tháng 3 2019 lúc 20:59

Cây 1

*Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lýnằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. ... Khoảng 98%châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).

*Vị trí địa lí
Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
(71°57' Bắc - 53°54' Nam)
Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
Phía Đông giáp Đại Tây Dương.

Một lãnh thổ rộng lớn
Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhẩn của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương & Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Câu 2

Bắc Mĩ: Đô thị hóa gàn liền với công nghệ hóa, kinh tế phát triển

Nam Mĩ :Dẫn đầu thế giới vê tốc độ dô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng

Câu 3

Châu đại dương

Khí hậu : Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới

Thực vật : Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương. ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau.

Động vật : Ô-xtrây-1i-a nguyên là một phần của lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 55 triệu năm đến 10 triệu năm nên đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt

Châu nam cực:

Khí hậu :

Rất lạnh giá, là vùng lạnh nhất trên trái đất

Nhiệt độ quanh năm duới 0 độ C


Các câu hỏi tương tự
Ngô Thị Linh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Ngô Thị Linh
Xem chi tiết
Võ Duy Danh Phan
Xem chi tiết
Ken Handsome
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nghi Uyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết