Bài 3. Đặc điểm chung của thực vật

Nguyễn Ngọc Bảo Trâm

Câu 1: Thực vật sống có những đặc điểm chủ yếu nào ?

Câu 2 : Nêu cấu tạo trụ giữa của thân non và cấu tạo ngoài của thân cây ?

Câu 3 : Rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ các miền nào ? Nêu chức năng của mạch gỗ?

Câu 4 : Rễ có mấy miền ?Chức năng của từng miền và chức năng của mạch rây ?

câu 5 : Trong trồng trọt bấm ngọn, tỉa cành có lợi ích gì ? Những loại cây nào bấm ngọn và tỉa cành nêu ví dụ

Câu 6: So sánh cấu tạo miền hút rễ với cấu tạo trong của thân non ?

 

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 11:32

Câu 1: Trả lời:

Thực vật sống có những đặc điểm:

- Không có khả năng di chuyển.

- Không có hệ thần kinh và các giác quan.

- Cảm ứng: Thích ứng với môi trường bên ngoài.

- Có thành xelulozơ.

- Lớn lên và sinh sản.

Bình luận (0)
Phạm Thị Huệ
2 tháng 11 2016 lúc 21:54

câu 4

Các miền của rễChức nằn chính của từng miền
Miền trưởng thành có mạch dẫndẫn truyền
Miền hút có các lông hútHấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (Nơi tế bào phân chia)Làm cho rễ dài ra
miền chóp rễChe chở cho đầu rễ

* Chức năng của mạch dây: Chuyển chất hữu cơ nuôi cây

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 11:35

Câu 3: Trả lời:

Miền trưởng thành: Dẫn truyền
Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 11:38

Câu 6: Trả lời:

Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Khác :

Rễ (Miền hút)Thân non

- Biểu bì có lông hút

 

- Không có

 

- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng

- Không có

 

- Thịt vỏ có diệp lục tố

 

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

 

 
Bình luận (0)
Phạm Thị Huệ
2 tháng 11 2016 lúc 21:47

Câu2 Thân non Vỏ Biểu bì Thịt vỏ Trụ giữa Bó mạch (xếp thành vòng) Ruột Mạch dây (ngoài) Mạch gỗ (trong)

 

Bình luận (0)
Phạm Thị Huệ
2 tháng 11 2016 lúc 21:55

Câu 5

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.

* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.


 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Chien Hong Pham
Xem chi tiết
Chien Hong Pham
Xem chi tiết
vo bao chau
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Ngọc Mai
Xem chi tiết
YẾN  NGUYỄN
Xem chi tiết
Trần Minh Hằng
Xem chi tiết
Hoa Phạm
Xem chi tiết