Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? (0,5 điểm)
Câu 2: Hãy xác định câu rút gọn có trong mỗi đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần được rút gọn trong câu tìm được. (2, 0 điểm)
a) Con cá trả lời:
– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)
b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 3: Thế nào là câu đặc biệt? (0,5 điểm)
Câu 4: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: (2.5 điểm)
a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
Câu 5: Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau: (2,5 điểm)
a) Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.
b) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
c) Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
d) – Hôm nay, anh làm gì thế?
– Tôi đọc báo hôm qua.
Câu 6: Hãy viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ. (2.0 điểm)
Câu 1: Câu rút gọn là câu bị lược bỏ 1 thành phần nào đó có thể là chủ ngữ, có thể là vị ngữ hoặc cả hai.
Câu 3: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình C-V
Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? (0,5 điểm)
– Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
Câu 2: Hãy xác định câu rút gọn có trong mỗi đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần được rút gọn trong câu tìm được. (2, 0 điểm)
a) Con cá trả lời:
– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)
* " Thôi đừng lo lắng "
\(\rightarrow\) Thôi ông lão đừng lo lắng
* "Cứ về đi. "
→ Ông lão cứ về đi.
b) Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
– Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
* " Có biết không ? "
\(\rightarrow\) " Chúng bay có biết ko ? "
* " Không còn phép tắc gì nữa à? "
\(\rightarrow\) " Chúng bay ko còn phép tắc gì nữa à ? "
Câu 3: Thế nào là câu đặc biệt? (0,5 điểm)
– Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
Câu 4: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: (2.5 điểm)
a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
* " Đêm. "
→ Xác định thời gian diễn ra sự việc được nêu trong đoạn
b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
* " Mẹ ơi! "
→ Gọi đáp
c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
* " Than ôi! "
→ Bộc lộ cảm xúc
* " Lo thay! "
→ Bộc lộ cảm xúc
* " Nguy thay! "
→ Bộc lộ cảm xúc
Câu 5: Hãy tìm và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu sau: (2,5 điểm)
a) Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.
* " Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ "
→ Trạng ngữ chỉ mục đích.
b) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
* " Từ xưa đến nay "
→ Trạng ngữ chỉ thời gian.
* " mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng "
→ Trạng ngữ chỉ thời gian.
c) Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
(Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh)
* " Trong khoang thuyền "
→ Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
d) – Hôm nay, anh làm gì thế?
– Tôi đọc báo hôm qua.
* " Hôm nay "
→ Trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 6: Hãy viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ. (2.0 điểm)
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi ! Thật là đẹp .Tất cả thật là đẹp.