Câu 1: Sông và hồ khác nhau như thế nào? Căn cứ vào đâu để phân loại hồ?
Câu 2: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu? Độ muối của các biển và đại dương có giống nhau không? Vì sao?
Câu 3: Nêu khái niệm sóng biển, thủy triều và dòng biển? Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển?
Câu 4: Các dòng biển có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu nơi chúng đi qua?
Câu 5: Đá mẹ và sinh vật có ảnh hưởng như thế nào tới việc hình thành đất? chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ đất?
Câu 6: Con người đã tác động như thế nào đến sự phân bố thực, động vật trên trái Đất? Tại sao khi môi trường rừng bị hủy hoại thì các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng bị diệt vong?
C1:
Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:
- Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.
- Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.
C2:
– Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35%0, có sự khác nhau về độ muối của các biển và đại dương.
– Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau là do : tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và đại dương nhiều hay ít và độ bốc hơi của biển và đại dương lớn hay nhỏ
C3:
I. Sóng biển
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,.
II. Sóng biển
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,.
III. Dòng biển
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương
- Nguyên nhân : hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.
C4: Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.
Câu 6:
- Ảnh hưởng tích cực: Con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật, động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
- Ảnh hưởng tiêu cực: Con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.
Vế sau mk ko biết nha.
Câu 1: Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
- Phân loại hồ :
+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành 2 loại : hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo.
Câu 2:Độ muối trung bình là 35%o. Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau vì tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhìu hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Câu 3: – Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới