Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thịnh Phạm

Câu 1: Sau khi bình định xong nước ta, thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào ? Em có nhận xét gì về bộ máy cai trị đó ?

Câu 2: Nêu các chính sách cai trị của thực dân Pháp về nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính ? Các chính sách của Pháp nhằm mục đích gì ?

Câu 3: Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Giúp mình với !!

Ducanhdeptraibodoi
27 tháng 4 2019 lúc 15:53

Câu 2:

- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Trong công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Các chính sách trên của thực dân Pháp nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

Ducanhdeptraibodoi
27 tháng 4 2019 lúc 15:55

Câu 3:

* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.


Các câu hỏi tương tự
ツㅤCheemsㅤツ
Xem chi tiết
Anh Luu Thi
Xem chi tiết
VTKiet
Xem chi tiết
Hân Trương
Xem chi tiết
Hân Trương
Xem chi tiết
Ng Ngân
Xem chi tiết
??????
Xem chi tiết
Hân Trương
Xem chi tiết
ngyên
Xem chi tiết