Câu 1: Ròng rọc là gì ? Có mấy loại? Ròng rọc nào có tác dụng thay đổi cường độ của lực ; thay đổi độ lớn của lực ?
Câu 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất mà em đã học ?
Câu 3: Cấu tạo, hoạt động, ứng dụng của 1 một băng kép ?
Câu 4: Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế dựa trên hiện tượng vật lý nào? Cấu tạo của 1 nhiệt kế đơn giản? Nêu và chỉ rõ giới hạn đo các loại nhiệt kế mà em đã học ?
Câu 5: Tại sao các đường ray xe lửa giữa 2 chỗ nối tiếp lại có khe hở?
Câu 6: Tại sao khi đun nước, ta không đổ thật đầy ấm ?
Câu 7: Muốn quả bóng bàn bị bóp méo trở lại như cũ thù làm thế nào ?
Câu 1:
Ròng rọc là một loại máy cơ đơn giản, hữu ích trong cuộc sống hàng
ngày và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Có 2 loại ròng rọc:
* Ròng rọc cố định:
- Ròng rọc cố định là ròng rọc quay quanh trục cố định.
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo
trực tiếp.
- Cường độ lực: F bằng P => Không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều.
* Ròng rọc dộng:
- Ròng rọc động là ròng rọc không những quay mà còn di chuyến cùng
với vật khi kéo dây.
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Cường độ lực: F<P=> Không được lợi về chiều,nhưng được lợi về lực.
Câu 2:
* Chất lỏng:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Chất lỏng khác nhau thì nở khác nhau.
* Chất rắn:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Chất rắn khác nhau thì nở khác nhau.
* Chất khí:
- Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Chất lỏng khác nhau thì nở giống nhau.
Câu 3:
- Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, thí dụ đồng và thép, được
tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành 1 băng kép.
- Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
- Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng - ngắt mạch
điện khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 5:
- Người ta phải chừa khoảng cách giữa chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray
đường tàu hoả để khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ không bị cản trở
lẫn nhau, các thanh ray nở ra ko bị chồng ép lên nhau hoặc làm lệch
đường ray => chiếc tàu lên thiên đàng
Câu 6:
- Người ta không đổ đầy ấm vì khi nước sôi, nước nở vì nhiệt nên thể
tích nước sẽ tăng, hơn nữa, nước sôi thì sẽ có bọt khí từ đáy ấm nước
thoát ra, làm nước trên mặt thoáng bị động mạnh, nên nước dễ bắt ra
ngoài, nếu là bếp lửa thì bếp sẽ tắt ngóm, nếu là bếp điện thì giật tung
người.
Câu 7:
- Muốn quả bóng bàn bị móp méo trở lại như cũ thì ta phải nhúng vào nước nóng. Vì khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào nước nóng, do tiếp xúc với nhiệt độ cao của nước nóng nhiệt độ không khí bên trong quả bóng sẽ bị nóng dần lên, theo cơ chế "nóng nở ra" không khí trong quả bóng cũng sẽ dãn nở ra và làm cho quả bóng phồng lên.mấy câu lý thuyết ở sgk mình ko trả loi dau nha
cau 5 nếu ko có khe ho luc xe lua di qua gay suc nong va lam cong duong ray ( su dan no vi nhiet do ban )
cau 6 thì hỏi mẹ bạn sẽ rõ
cau 7 nhúng xuống nước nóng