Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần thị hà my
1. các chất rắn, lỏng, khí nở ra vì nhiệt theo quy tắc nào ? 2. nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí khác nhau 3. so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí 4. nêu cấu tạo và ứng dụng của băng kép 5. a, nhiệt kế là gì ? b, nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì ? c, các loại nhiệt kế thường dùng là gì ? nêu công dụng của từng loại 6. tại sao khi đua nước ta ko nên để nc thật đầy ấm ? 7.tại sao người ta ko đóng chai nc ngọt thật đầy ? 8. ko khí nóng hay ko khí lạnh nhẹ hơn ? 9. tại sao giữa 2 đầu thanh ray tàu hỏa có khe hở ? 10 tại sao khi rót nc nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng.
Bạn nào biết thì chỉ dùm mình vs ạ mình nộp bài chiều nay rồi

👁💧👄💧👁
5 tháng 3 2019 lúc 9:48

1.

Các chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt theo quy tắc: nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

2.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau ( khi và chỉ khi áp suất chất khí không đổi)

3.

Khí nở vì nhiệt nhiều nhất, sau đó đến lỏng, khí

4.

Cấu tạo: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành 1 băng kép

Ứng dụng: Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc đóng - ngắt tự động mạch điện

5.

a, Nhiệt kế là vật dùng để đo nhiệt độ

b, Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng

c, Các loại nhiệt kế thường dùng là: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, ...

6.

Khi đun nước, ta không nên đun thật đầy ấm vì khi nóng lên, nước nở ra nên có thể tràn ra ngoài

7.

Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì vào thời tiết nóng, nước nở ra nhưng lại bị nút chai ngăn cản nên nước có thể gây ra một lực rất lớn làm bật nút chai

8.

Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí lạnh.

9.

Giữa 2 đầu nối tiếp thanh ray có khe hở vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray nở ra, để khe hở để đường ray không bị biến dạng

10.

Rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng vì:

+ Ở cốc thuỷ tinh dày, lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và nở ra; bị các lớp thủy tinh bên ngoài ngăn cản nên các lớp thủy tinh bên trong có thể gây ra lực rất lớn làm nứt, vỡ cốc

+ Ở cốc thủy tinh mỏng, các lớp thủy tinh tiếp xúc, nóng lên và nở ra vì nhiệt khá đồng đều nên ít xảy ra trường hợp nứt, vỡ cốc.

Chúc bạn học tốt!


Các câu hỏi tương tự
Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
Xem chi tiết
Công chúa hoàng gia
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trâm
Xem chi tiết
Phạm Hương
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn hồng hải
Xem chi tiết
Vu Thanhh Dat
Xem chi tiết