Đề kiểm tra học kì I - đề 1

Nguyễn Mạnh Nam

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lí của sán lá gan thích nghi với đời sống?

Câu 2: Trình bày vòng đời và cách phòng tránh bệnh sán lá gan? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Câu 3: a) Giun đũa có những đặc điểm cấu tạo nào khác với sán lá gan?

b) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người?

Câu 4: Trình bày vòng đời của giun đũa và nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Câu 5: Nêu đặc điểm chung và vai trò nghành thân mềm?

Câu 6: a) Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của cá chép?

b) Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của cá chép thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước?

Câu 7: a) Tại sao sán lá gan đẻ nhiều trứng?

b) Tại sao trẻ em nước ta thường bị giun sán kí sinh nhiều hơn ở người lớn?

c) Tại sao bác sĩ khuyên chúng ta nên tẩy giun định kì?

([<NHANH NHA HUHU CHẾT MÌNH RÙI HUHU!!!!>])

Nhật Linh
5 tháng 12 2017 lúc 20:39

1.

+ Cơ thể dẹp, hình lá, + Mắt lông bơi tiêu giảm + Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. 2. - Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò). -Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán. 3. a) Sán lá gan - Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ - Các giác bám phát triển Có hai nhánh ruột,không có hậu môn Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng Giun đũa - Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại (tiết diện ngang tròn) - Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài -Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn - Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống b)Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.
Bình luận (0)
Nhật Linh
5 tháng 12 2017 lúc 20:41

1.

+ Cơ thể dẹp, hình lá, + Mắt lông bơi tiêu giảm + Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Bình luận (1)
Nguyễn Mạnh Nam
5 tháng 12 2017 lúc 21:03

mọi người trả lời nhanh giúp mình 4 câu còn lại nha

Bình luận (0)
Nguyễn Thư
10 tháng 12 2017 lúc 21:59

Câu 4:

Trứng giun theo phân ra ngoài > Gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng > Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi,...) > Đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua tim, gan, phổi > Ấu trùng trở lại ruột non lần 2 mới chính thức kí sinh ở đó.

Biện pháp:

-Ăn uống hợp VS, k ăn rau sống

-Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn

-Diệt ruồi nhặng

-Giữ VS môi trường

Bình luận (0)
Nguyễn Thư
10 tháng 12 2017 lúc 22:01

Câu 5:

Đã có trong tập, GV có dạy mà, xem là đc ^^

Câu 6:

Trong cấu trúc thi tụi mình k có câu này, nên cô chưa dạy ^^

Bình luận (0)
Nguyễn Thư
10 tháng 12 2017 lúc 22:07

Câu 7:

Theo mình nghĩ là vì để duy trì nòi giống.

Trẻ em bị nhiều hơn ng lớn vì:

-Khi bị giun sán kí sinh, gây ngứa hậu môn, trẻ có thói quen mút tay (dùng tay để gãi, chắc bạn cx biết chỗ nào rồi ^^), sau đó mút tay, thế là giun sán có thể tiếp tục vòng đời.
Tẩy giun định kì:

-Do trình độ VS xã hội nước ta còn quá thấp, nên phòng tránh tích cực cx không khỏi việc mắc bệnh giun đũa.Do đó mà y học khuyên chúng ta nên tẩy giun định kì.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Mạnh
Xem chi tiết
Cuong Duong
Xem chi tiết
Quyên Lê
Xem chi tiết
Dang Minh Chau
Xem chi tiết
Thanh Tâm
Xem chi tiết
Hồng Anh Phạm
Xem chi tiết
Rosabella Angela
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Ngyễn Bảo
Xem chi tiết