Câu 1: Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phong kiến phương Tây.
Câu 2: Nền giáo dục Đại Việt ra đời như thế nào?
Câu 3: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Câu 4: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?
Câu 1:
*Bảng sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu
Nội dung so sánh |
Xã hội phong kiến phương Đông |
Xã hội phong kiến ở châu Âu |
Thời gian hình thành |
Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). |
Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. |
Thời kì phát triển |
Từ thế kỉ X - XV, phát triển khá chậm. |
Từ thế kỉ XI - XIV, phát triển rất phồn thịnh. |
Thời kì khủng hoảng |
Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ. |
Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản. |
Cơ sở kinh tế |
Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn. |
Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến. |
Giai cấp cơ bản |
Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế). |
Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế). |
Thể chế chính trị |
Quân chủ chuyên chế |
Quân chủ chuyên chế |
Câu 2:
* Giáo dục:
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.
=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi:- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
Câu 4:- Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:
+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.
+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.
Chúc bạn học tốt!