Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

Khánh Lynh

Câu 1: Hỗn hợp rắn A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D, thấy phản ứng tạo kết tủa. Dẫn khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan G bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch F, một chất khí không màu mùi hắc và còn một phần G không tan hết. Cho dung dịch F tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa H. Nung H trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn K. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Xác định các chất trong B, D, E, G, F, H, K và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong chuỗi thí nghiệm trên.

Kiêm Hùng
27 tháng 4 2020 lúc 16:34

Tự biết PTHH nha :D Dưới đây là hướng dẫn

Hỗn hợp rắn A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D ( Có Ba(AlO2)2 và có thể Ba(OH)2 dư) và phần không tan B ( Trong B có FeO và có thể Al2O3*). Sục khí CO2 dư vào dung dịch D, thấy phản ứng tạo kết tủa ( Ở đây chưa khẳng định được có Ba(OH)2 dư hay không). Dẫn khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư ( E có thể td với NaOH → Khẳng định * đúng), thấy tan một phần và còn lại chất rắn G ( Vậy G chỉ còn là Fe vì NaOH dư). Hòa tan G bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch F( F là Fe2(SO4)3 tuy nhiên xét tiếp ), một chất khí không màu mùi hắc và còn một phần G không tan hết ( Ở đây G không tan hết (Fe) thì phần G sẽ tác dụng với F → F chính là FeSO4). Cho dung dịch F tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa H ( Tới đây dễ r, FeSO4+KOH). Nung H trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn K. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. ( Khúc sau tự hiểu :)

A: BaO + FeO + Al2O3

D: Ba(AlO2)2

B: FeO+Al2O3 dư

G: Fe

F: FeSO4

H: Fe(OH)2

K: Fe2O3

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
27 tháng 4 2020 lúc 16:22

Hú lê :) t nè :)))

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
27 tháng 4 2020 lúc 16:25

Hòa tan A trong H2O có các phản ứng xảy ra là:

BaO + H2O → Ba(OH)2

Al2O3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + H2O

Dd D chứa: Ba(AlO2)2

2CO2 dư + 4H2O + Ba(AlO2)2 → 2Al(OH)3↓ + Ba(HCO3)2

Phần không tan B: FeO và Al2O3 dư vì :

B + CO sinh ra rắn E mà E tan 1 phần trong NaOH

FeO + CO t0→→t0 Fe + CO2

Rắn E gồm: Fe và Al2O3

Al2O3 + 2NaOH dư → 2NaAlO2 + H2O

Chất rắn G: Fe

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

Dd thu được là: FeSO4 và H2SO4 loãng dư

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

FeSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Fe(OH)2↓

4Fe(OH)2 + O2 t0→→t0 2Fe2O3 + 4H2O

Chất rắn Z là: Fe2O3

Vậy phần rắn B và Z gồm có: FeO; Al2O3; Fe2O3>>

*tựhọc365

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hương Phạm
Xem chi tiết
Lê Ngọc
Xem chi tiết
Minh Minh
Xem chi tiết
tràn thị trúc oanh
Xem chi tiết
Khánh
Xem chi tiết
Hạ Anh
Xem chi tiết
Đặng Thị Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Lưu Nguyệt Thanh
Xem chi tiết
Lê Ngọc
Xem chi tiết