Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn An Vy

Câu 1: Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét khác nhau như thế nào?

Câu 2: Hãy phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể của thủy tức? Chức năng của từng tế bào?

Giúp mk nha!!!

Chippy Linh
28 tháng 9 2017 lúc 11:59

Câu 1:

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

Cầm Đức Anh
28 tháng 9 2017 lúc 12:01

Câu 2:

-Lớp trong cơ thể thủy tức gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột. -Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Chibi Usa
28 tháng 9 2017 lúc 13:52

Câu 1 :

Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như :
- Giống: cùng ăn hồng cầu.
- Khác:
+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.
+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng mới cung một lúc, rồi phá vở hồng cầu ra ngoài. Sau đó mổi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn

Câu 2 :

* Lớp trong cơ thể thủy tức gồm chủ yếu là : Tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào .

- Chức năng tiêu hóa của ruột.

*Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như : tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh , tế bào gai , tế bào sinh sản có - Chức năng: Che chở, bảo vệ , giúp cơ thể di chuyển , bắt mồi , tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống .
Chippy Linh
28 tháng 9 2017 lúc 12:02

Câu 2:

Thành phần tế bào Chức năng
Lớp ngoài

các tế bào phân hóa:

-tế bào mô bì-cơ

- tế bào thần kinh

-tế bào gai

-tế bào sinh sản

che chở, bảo vệ giúp cho cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản
Lớp trong chủ yếu là tế bào cơ, tế bào tiêu hóa tiêu hóa ở ruột


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Phuc Gia Han
Xem chi tiết
vy nguyễn
Xem chi tiết
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
lê quốc cường
Xem chi tiết
phạm danh
Xem chi tiết
lê quốc cường
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Bảo Trân
Xem chi tiết