Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
 Hải Yến

Câu 1: cuộc cách mạng tư sản anh thế kỉ XVII diễn ra như thế nào ? Nêu ý nghĩa .

Câu 2: xã hội pháp trước cách mạng phân chia ra những đẳng cấp nào ? Nêu tình hình kinh tế chính trị xã hội .

Câu 3: trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử cách mạng tư sản pháp, nêu kết quả

Kiêm Hùng
11 tháng 12 2018 lúc 21:33

* Diễn ra gồm 2 giai đoạn

a) Giai đoạn 1 (1642 - 1648)

Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.

Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.

Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.

b) Giai đoạn 2 (1649 - 1688)

Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.

Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.

Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II)lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới

* Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh TK XVII

Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.

Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".

Kiêm Hùng
11 tháng 12 2018 lúc 21:35
https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-2-cach-mang-tu-san-phap-1789-1794.1497/
lương thanh tâm
11 tháng 12 2018 lúc 21:51

Câu 1:

* Cách mạng Anh diễn ra qua 2 giai đoạn:

-Giai đoạn 1 ( 1642-1648)

+1640 vua Sác lơ I triệu tập quốc hội nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt

+ Tháng 8/1642 cuộc nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Sau đó quân đội quốc hội do Ô-li- vơ Crôm- Oen chỉ huy đã liên tiếp đánh bại quân đội nhà vua. Sác Lơ I bị bắt

+ Đến năm 1648 giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt.

-Gia đoạn 2 ( 1649-1688)

+ Ngày 30-1-1649 Sác lơ I bị xử tử, nước Anh trở thành nước cộng hòa cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+ Mọi quyền hành thuộc về tư sản và quý tộc mới. Nông dân, binh lính không được hưởng chút quyền lợi gì ? Vì vậy họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Cr ôm – oen đã thiết lập chế độ độc tài quân sự.

+Để đối phó với cuộc đấu tranh của quần chúng, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến đưa Vin – hem Ô- ran- giơ ( Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Giêm II) lên ngôi thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh kết thúc.

* Ý nghĩa:Cuộc CM Anh do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, đã lật đổ chế độ pk, mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ ở A. Quần chúng nd - thợ thủ công, TS nhỏ, nhất là nông dân-giữ vai trò quyết định sự thắng lợi của CM. Nhưng quý tộc mới và TS nắm chính quyền ko đáp ứng những quyền lợi chính đáng của nd mà còn đàn áp họ. CM kết thúc bằng nhượng bộ của quý tộc mí và TS cầm quyền đối với thế lực pk cũ và thiết lập cđ qc lập hiến.
Đó là cuộc CMTS ko triệt để Tuy nhiên CM này ko những xóa bỏ cđ qccc ở nc A, xác lập CNTB mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển loài người trong buổi đầu chuyển từ cđ pk sang cđ TB

Câu 2:

- Tăng lữ và quý tộc là những đẳng cấp trên của xã hội, chỉ chiếm khoảng 10% dân số, nhưng có tất cả các đặc quyền đặc lợi: được vào triều, miễn thuế, được thu thuế, nắm giữ những chức vụ cao trong quân đội, chính quyền, tôn giáo.
- Đẳng cấp thứ ba chiếm tới 90%, gồm nhiều giai cấp, tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Đẳng cấp thứ ba phải gánh chịu tất cả gánh nặng của chế độ phong kiến chuyên chế như nộp thuế, chịu mọi nghĩa vụ phong kiến. Họ mâu thuẫn với hai đẳng cấp trên và với chế độ phong kiến chuyên chế, nên đòi hỏi phá bỏ chế độ ấy.

* Tình hình kinh tế, xã hội
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, nâng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

- Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân.

- Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông.
* Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị.
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đảng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
* Nhận xét:
Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc. Nước Pháp đang ở đêm trước của cuộc CM.

Câu 3:

* Ý nghĩa của các mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là:

Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Làm cho chế độ phong kiến lung lay toàn châu Âu. Mở ra một thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản.

* Kết quả: Thiết lập nền dân chủ Gia cô banh , thời kì thoái trào tái lập nền quân chủ

halinhvy
13 tháng 12 2018 lúc 13:26

Câu 1: Giai đoạn 1 (1642 - 1648)

Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.

Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.

Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.

Giai đoạn 2 (1649 - 1688)

Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.

Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.

Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II)lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới

*ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kl XVII

Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.

Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".

Câu 2:

Bài 1 : Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

a. Kinh tế : *Thế kỉ XVIII, Pháp là nước nông nghiệp lạc hậu, công cụ và phương thức canh tác. * Đời sống nhân dân khổ cực. Qua hình "tình cảnh của nông dân trước cách mạng": + Nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) chứng minh cho 1 nền nông nghiệp lạc hậu. +Trên lưng là hai người đại diện cho cho đẳng cấp quí tộc và tăng lữ. Người ngồi trước đeo thánh giá mặt áo choàng, khuôn mặt thể hiện sự sung sướng trong túi là những khế ước mà người nông dân vay mượn, cầm cố đất đai (tăng lữ). Người ngồi sau đeo kiếm dài trang sức sang trọng (quí tộc). +Dưới chân là những con thỏ, chuột phá hoại mùa màng. à tất cả đều hại nông dân. +Bức tranh tạo biểu tượng thể hiện cho 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này là Qúi tộc, tăng lữ bóc lột nhân dân. ⇒ Đến cuối thế kỉ XVIII, nông nghiệp Pháp vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân bị bóc lột nặng nề. Công nghiệp: đã phát triển, máy móc được sử dụng nhiều. Ngoại thương: buôn bán với các nước châu Âu và phương Đông. b. Chính trị :Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, do Lu-I XVI đứng đầu

Câu 3:

*ý nghĩa:Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

- Kết quả : Cách mạng đã dành thắng lợi to lớn




Các câu hỏi tương tự
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Hoàng Thiên Ly
Xem chi tiết
QUỲNH NHƯ
Xem chi tiết
bé mèo
Xem chi tiết
Tràa Giangg Nguyễn Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
Thắng
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trúc Huỳnh
Xem chi tiết