Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý của đòng điện

Phan Tú My

Câu 1: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào?Vật nhiễm điện có khả năng gì?Có mấy loại điện tích?Các loại điện tích tương tác với nhau ntn?Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử?

Câu 2: Dòng điện là gì?Dòng điện trong kim loại là gì?Chất cách điện, chất dẫn điện là gì?

Phan Nguyễn Quỳnh Như
18 tháng 4 2018 lúc 11:06

1.

- Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách cọ xát

- Vật nhiễm điện ( vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác, có khả năng tạo ra tia lửa điện

- Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương

Sơ lược cấu tạo nguyên tử

+ Các vật đều dược cấu tạo từ những nguyên tử rất nhỏ. Nguyên tử lại được cấu tạo từ những vật nhỏ hơn

+ Ở tâm mỗi nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương

+ Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm. Các electron chuyển động và tạo thành lớp vỏ của nguyên tử

+ Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện.

+ Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác

2.

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

VD: kim loại (bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt...), than chì, nước thường dùng, dung dịch muối, dung dịch axit,..

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

VD: thủy tinh, sứ, chất déo, nhựa, nướ nguyên chất, gỗ, vải,...

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lục Tiểu Thảo
Xem chi tiết
Thành Nam Lê
Xem chi tiết
Yumiko Yuchiko
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Nhi Nhí Nhảnh
Xem chi tiết
Yuna Hanoe
Xem chi tiết
Trần Thùy Linh
Xem chi tiết
Đức Tài
Xem chi tiết
Hoàng Long Nguyễn
Xem chi tiết