Bài 25. Hiệu điện thế

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Hiệu điện thế

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

Hiệu điện thế kí hiệu bằng chữ U. Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn, kí hiệu là V.

Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV).

1 mV = 0,001 V;

1 kV =1000 V.

@2375801@

II. Vôn kế

Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.

Vôn kế

Hình trên mô tả một vôn kế dùng kim chỉ thị. Ta thấy:

  • Trên mặt vôn kế có ghi chữ V.
  • Các chốt để nối dây dẫn của mạch điện với vôn kế. Ở dưới mỗi chốt có ghi dấu (+) hoặc dấu (-).
  • Chốt điều chỉnh kim của vôn kế.

Với mỗi vôn kế, chúng ta quan tâm đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của vôn kế đó.

@2375881@

Ngoài vôn kế dùng kim chỉ thị, người ta cũng thường dùng vôn kế hiện số hoặc đồng hồ đo điện đa năng để đo hiệu điện thế. 

III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở

1. Mắc mạch điện theo sơ đồ sau.

2. Kiểm tra xem vôn kế có giới hạn đo là bao nhiêu, có phù hợp để đo hiệu điện thế 6 V hay không.

3. Kiểm tra và điều chỉnh để kim vôn kế chỉ đúng vạch số 0. Khi mắc vôn kế vào mạch, lưu ý chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) và chốt (-) của vôn kế được mắc với cực (-) của nguồn điện.

4. Công tắc bị ngắt và mạch hở. Đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng.

5. So sánh số vôn ghi trên vỏ pin và số chỉ của vôn kế.

Nhận xét: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện bằng giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.