Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tóc Em Rối Rồi Kìa

Câu 1: Cho hai câu thơ sau:

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

(Con cò - Chế Lan Viên)

Hãy viết đoạn văn ngắn từ 0 đến 15 câu nói lên cảm nhận của mình về mẹ dựa vào hai câu thơ trên

Câu 2:

a) Tìm và chỉ rõ những từ Hán Việt trong bài thơ sau:

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vảng trống dồn

Gác mái ngư ông, về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn"

(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)

b) Nghĩa của từ viễn phố, cô thôn là gì? Đặt câu

Câu 3: Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí "uống nước nhớ nguồn"

minh nguyet
2 tháng 5 2019 lúc 21:29

Câu 2:

a, Từ Hán Việt: viễn phố, cô thôn

b, Viễn phố: phố xa

Cô thôn: thôn xóm hẻo lánh

Đặt câu:

Nhà hát ở 1 viễn phố

Bà anh ấy sống 1 mình tại cô thôn

minh nguyet
2 tháng 5 2019 lúc 21:26

Tham khảo:

Câu 1:

Trình bày dựa theo những gợi ý sau:

Khái quát ý nghĩa câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Lời thơ giàu chất trí tuệ và triết lí. Một triết lí của trái tim con người: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ vẫn phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù con đi tới nơi đâu và đứng ở vị trí nào, thành công hay thất bại, cao sang hay thấp hèn thì con vẫn mãi cần vòng tay mẹ nâng đỡ, yêu thương và che chở. Chân lí ấy muôn đời vẫn sẽ vĩnh hằng và bất biến.

Từ ý nghĩa ấy, nêu suy nghĩa của mình về tình mẫu tử trong cuộc sống:

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,…. Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung, vị tha đối với con cái. Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

- Tình mẫu tử đối với mỗi người:

Được sống trong tình mẫu tử là một may mắn và hạnh phúc không gì sánh bằng, không gì có thể đánh đổi. Thật thiệt thòi và bất hạnh đối với ai phải sống thiếu vắng đi tình mẫu tử.

- Vai trò của tình mẫu tử:

Tình mẫu tử như chiếc kim chỉ nam dẫn đường, nhưu ngọn đèn hải đăng soi sáng đường chúng ta đi Giúp thức tỉnh ta trước những cám dỗ trong cuộc sống.

- Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi không biết quý trọng tình mẫu tử, bất hiếu với người mẹ của mình.

- Bài học rút ra:

Cần biết quý trọng tình mẫu tử. Đòng thời cố gắng rèn luyện, học tập để đền đáp lại công ơn của mẹ.

Câu 3:

Dàn ý

1. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên. Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay. Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta. Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Bài văn

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa...Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về..."

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể...và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội. Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

Minh Nhân
3 tháng 5 2019 lúc 5:16

C1:

Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm cuả nó là không gian và thời gian không có giới hạn. Lên rừng – xuống bể là 2 chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn cuả cuộc đời; cả khoảng cách xa-gần cũng không thể ngăn trở tình yêu thương cuả mẹ giành cho con. Hai câu thơ: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Như một lời khẳng định rằng: tình yêu thương cuả mẹ "luôn", "vẫn", "sẽ", "mãi" theo con, bên con dù cho một ngày nào đó mẹ sẽ không còn trên cõi đời này. Tấm lòng mẹ muôn đời vẫn vậy. Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khái quát trong suốt bài thơ. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát tình mẫu tử thiêng liêng ấy trong bài thơ "ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…" của mình: "Ta đi trọn kiếp con người – Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru." Trước người mẹ đứa con dù có lớn đến đâu vẫn cứ mãi là bé bỏng vì tình thương của mẹ là vô bờ bến. Các cụ ta ngày xưa chẳng đã từng có câu: "Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." Tình cảm mà mẹ giành cho con như "nước suối nguồn" thì làm sao có thể vơi cạn đượ? Mặt khác con chính là bến bờ của mẹ, là mặt trời đem lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ… Thì thử hỏi làm sao mẹ có thể rời xa con?… Với người mẹ đứa con giống như lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy mãi là vĩnh hằng bất biến, thấm đượm trong tâm hồn ta muôn đời không thể biến đổi. Từ sự thấu hiểu về tấm lòng mẹ nhà thơ đã khái quát thành 1 quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững mang tính triết lí rộng lớn, sâu sắc đi vào chiều sâu của tình mẫu tử "Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con" Trước người mẹ đứa con dù có lớn đến đâu vẫn cứ mãi là bé bỏng vì tình thương của mẹ là vô bờ bến "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Thì làm sao có thể vơi cạn đc. Mặt khác đứa con là bến bờ của mẹ, là mặt trời đem lại hơi ấm nồng nàn mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ… Làm sao người mẹ có thể rời xa?… Với mẹ đứa con giống như 1 lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, Quy luật ấy mãi là vĩnh hằng bất biến, thấm đượm trong tâm hồn ta muôn đời không thể biến đổi.

Minh Nhân
3 tháng 5 2019 lúc 5:16

C2:

a, Từ Hán Việt: viễn phố, cô thôn

b, Viễn phố: phố xa

Cô thôn: thôn xóm hẻo lánh

Minh Nhân
3 tháng 5 2019 lúc 5:16

C3: Một trong những thước đo giá trị đạo đức, thể hiện sự văn minh, lịch sự,phẩm chất của con người đó chính là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã dành cho mình. Đó cũng là một đạo lý thiết thực trong đời sống bao đời nay. Chính vì vậy có thể nói , nhân dân ta luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một nét đẹp truyền thống trong tâm hồn của mỗi con người, đây là bài học về đạo đức, lối sống thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên nhủ con cháu. Đó là , khi ta hưởng thụ một thành quả nào đó của người khác, thì ta cần phải biết ơn và báo đáp, tri ân, đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta, nhớ đến người đã có công ơn với mình, giúp đỡ mình. Lòng biết ơn có thể nói là một phần không thể thiếu để bồi đắp nên đạo đức của mỗi con người.

Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa. Thật vậy, tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự nhiên mà có được mà đó xuất phát từ công sức của biết bao người. Từ bát cơm dẻo thơm ta ăn hàng ngày là do bàn tay người nông dân cực nhọc làm ra. Rồi đến cuốn sách ta đọc, chiếc xe ta đi cũng đều nhờ những bàn tay khéo léo của người thợ, công lao nghiên cứu của các nhà văn, nhà thơ, tác giả bằng tất cả sự miệt mài, vất vả trong đó. Thêm đó, những di sản văn hoá nghệ thuật, những công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo đều là cả một quá trình ông cha ta lao động, để lại nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Vậy nên, con người cần và vẫn luôn ra sức bảo vệ những thành tựu tốt đẹp ấy.

Ngoài ra, truyền thống uống nước nhớ nguồn vốn dĩ cũng đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất, tâm hồn của con người Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi dịp Tết, giỗ trong gia đình để tỏ lòng biết ơn công sinh thành dưỡng dục của con cháu đến thế hệ trước. Bên cạnh đó, cũng có những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị tổ tiên, anh hùng dân tộc như lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), ngày 27/7 – ngày Thương binh liệt sĩ hàng năm, 22/12 – ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tri ân các Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20 – 11 hằng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Những phong tục, lễ hội ấy đã trở thành hoạt động truyền thống không thể thiếu mỗi năm của người Việt Nam ta nói riêng. Nhớ ơn người có công lao với ta, mang lại cho ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc hôm nay dường như đã trở thành lẽ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ quý báu của nhân dân ta.

Vậy nên nhân dân ta luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đây là một chân lý khó có thể phủ nhận, nó giúp cho đất nước, gia đình, xã hội ngày một tốt đẹp hơn biết bao. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, vẫn có những kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa những người làm ra vforum.vn thành quả cho họ. Mỗi chúng ta cần phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy đạo lý truyền thống quý báu ấy của dân tộc, bảo vệ những gì mà ông cha ta đã cất công gây dựng nên cũng như bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc. Không chỉ có thế, con người cũng cần phải biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, để giúp cho truyền thống văn hóa quê hương ta ngày càng phong phú, đa dạng, phát triển. Là một trong những thanh niên của xã hội hôm nay, mỗi chúng ta phải cố gắng học tập, cần cù lao động, trau dồi bản thân để tạo ra những thành quả không chỉ cho riêng ta mà còn cho cả xã hội.
Ca dao xưa có câu:

“Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”

Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì đạo lí “Uống nước nhớ nguồn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta. Thế hệ mỗi chúng ta hôm nay hãy biết trân trọng và giữ gìn nét bản sắc ấy đã được lưu truyền từ bao thế hệ nay.

Kieu Diem
3 tháng 5 2019 lúc 5:29

#Tham khảo

Câu 1

Từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ.Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được. Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự huy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng như gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

Câu 2

a)Từ Hán Việt :xa, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn

b)viễn phố:bến xa

cô thôn:làng quê hẻo lánh

Câu 3

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Tóc Em Rối Rồi Kìa
Xem chi tiết
Thuongww Thanh
Xem chi tiết
Trí Quân Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Vân Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết
Jason Yamori
Xem chi tiết
Nguyễn Nhy
Xem chi tiết