Câu 1 . Cho 0.5g hỗn hợp X gồm 1 số kim loại kiềm vào nước dư thu được 0.112l khí (dktc) . Trộn 8g hỗn hợp X và 5.4g Al rồi cho vào nước đến phản ứng hoàn toàn có V lít khí thoảta . Tính V
Câu 2. Một ancol 2 chức phân tử không chứa nguyên tử C bậc 3 . Đun nóng nhẹ m gam hơi ancol trên với cuo dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chấy rắn rắn trong bình giảm 2.24g đồng thời thu được hỗn hợp khí và hơi có tỉ khối so với h2 là 18 . Giá trị của m ?
Câu 1.
0,5(g) X ta có:
X + H2O → XOH +\(\dfrac{1}{2}\)H2
n\(_{H_2}=\dfrac{0,112}{22,4}=0,005\)(mol)
n\(_{XOH}=2n_{H_2}=2.0,005=0,01\)(mol)
Tương ứng 8(g) X, ta có:
\(\begin{matrix}X+&H_2O&\rightarrow XOH&+\dfrac{1}{2}H_2\\&&\dfrac{8}{0,5}.0,01=0,16&\dfrac{8}{0,5}.0,005=0,08\left(mol\right)\end{matrix}\)
n\(_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2\left(mol\right)\)
\(\begin{matrix}Al&+XOH&+H_2O\rightarrow XAlO_2&+\dfrac{3}{2}H_2\\0,2&0,16&&0,24\left(mol\right)\end{matrix}\)
Dựa vào phương trình trên ta thấy Al dư và XOH tác dụng hết(vì phản ứng hoàn toàn nghĩa là 1 trong những chất phản ứng phải hết).
\(\sum n_{H_2}=0,08+0,24=0,32\left(mol\right)\)
\(V_{H_2\left(đktc\right)}=0,32.22,4=7,168\left(l\right)\)
Câu 2.
Đặt ancol 2 chức là CxHyO2. Ancol 2 chức không có C bậc ba nghĩa là cả 2 -OH đều bị OXH.
\(\begin{matrix}C_xH_yO_2&+2CuO&\rightarrow C_xH_{y-4}O_2&+2Cu&+2H_2O\\a&2a&a&2a&2a\left(mol\right)\end{matrix}\)
Ta có mchất rắn giảm đi = mO trong CuO
⇒n\(_O=\dfrac{2,24}{16}=0,14\left(mol\right)=2a\)⇒ a = 0,07(mol)
Ta có hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng gồm\(\left\{{}\begin{matrix}C_xH_{y-4}O_2&0,07\left(mol\right)\\H_2&0,14\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
mà Mhỗn hợp khí = \(d_{hh/H_2}.M_{H_2}=18.2=36\left(g/mol\right)\)
⇒mhỗn hợp khí= Mhỗn hợp khí.nhỗn hợp khí = 36.(0,07+0,14) = 7,56(g)
Áp dụng ĐLBTKL:
m + mCuO = mhỗn hợp khí + mCu
⇔ m + 80.2.0,07 = 7,56 +2.0,07.64
⇔m = 5,32(g)