Ôn tập lịch sử lớp 6

Mặc Tiểu Hân

Câu 1: Các triều đại phương Bắc đưa người Hán sang ở nước ta nhằm mục đích:
A. Giúp nhân dân ta xây dựng kinh tế
B. Giải quyết việc dân Trung Hoa không đủ đất sinh sống
C. Xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước
D. Từng bước bắt dân ta theo luật pháp và phong tục của họ.
Câu 2: Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nạp những sản phẩm quý hiếm gì?
A. Tôm B. Quả vải
C. Trâu, bò D. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...
Câu 3:Thời nhà Hán cai trị nước ta, đứng đầu châu và quận lúc bấy giờ là ai?
A. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Việt
B. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Hán
C. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú có nơi là người Hán, có
nơi là người Việt
D. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú cả người Hán và người
Việt
Câu 4 : Tôn giáo nào sau đây chưa được du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc?
A. Nho giáo. B. Đạo giáo.
C. Thiên chúa giáo. D. Phật giáo.
Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán
Nông dân công xã Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì Nô tì
Câu 5 : Tầng lớp có địa vị thấp nhất trong xã hội nước ta thời kì bị các triều đinh
phong kiến phương Bắc đô hộ là:
A. Nô lệ. B. Nông dân lệ thuộc.
C. Nô tì. D. Nông dân công xã.
Câu 6: Tầng lớp nông dân công xã thời Văn Lang - Âu Lạc bị phân chia như thế
nào ở thời kì bị triều đình phong kiến phương Bắc đô hộ?
A. Nô tì và nô lệ.
B. Nông dân lệ thuộc và nô tì.
C. Bình dân và nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân công xã - nông dân lệ thuộc.
2. Phần tự luận:
Câu 1: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào?
Câu 2: Em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa qua 4 câu thơ Một xin…công
lênh này” ( SGK/trang 48)
Câu 3: Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì?
Câu 4 : Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ
tiên?
HELP ME, MẤY CHẾ THIK LỊCH SỬ ƠI!!! GIÚP MIK DỚI

Huyền Anh Kute
26 tháng 2 2020 lúc 16:22

Câu 1: Các triều đại phương Bắc đưa người Hán sang ở nước ta nhằm mục đích:
A. Giúp nhân dân ta xây dựng kinh tế
B. Giải quyết việc dân Trung Hoa không đủ đất sinh sống
C. Xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước
D. Từng bước bắt dân ta theo luật pháp và phong tục của họ.
Câu 2: Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nạp những sản phẩm quý hiếm gì?
A. Tôm B. Quả vải
C. Trâu, bò D. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...
Câu 3:Thời nhà Hán cai trị nước ta, đứng đầu châu và quận lúc bấy giờ là ai?
A. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Việt
B. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú đều là người Hán
C. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú có nơi là người Hán, có
nơi là người Việt
D. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú cả người Hán và người
Việt
Câu 4 : Tôn giáo nào sau đây chưa được du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc?
A. Nho giáo. B. Đạo giáo.
C. Thiên chúa giáo. D. Phật giáo.
Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán
Nông dân công xã Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì Nô tì (???)
Câu 5 : Tầng lớp có địa vị thấp nhất trong xã hội nước ta thời kì bị các triều đinh
phong kiến phương Bắc đô hộ là:
A. Nô lệ. B. Nông dân lệ thuộc.
C. Nô tì. D. Nông dân công xã.
Câu 6: Tầng lớp nông dân công xã thời Văn Lang - Âu Lạc bị phân chia như thế
nào ở thời kì bị triều đình phong kiến phương Bắc đô hộ?
A. Nô tì và nô lệ.
B. Nông dân lệ thuộc và nô tì.
C. Bình dân và nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân công xã - nông dân lệ thuộc.

2. Phần tự luận:
Câu 1: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào?

- Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt,… hàng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi,… để cống nạp cho nhà Hán.

- Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằm mục đích "đồng hóa" dân tộc ta, bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

Câu 2: Em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa qua 4 câu thơ “ Một xin…công
lênh này” ( SGK/trang 48)

Qua 4 câu thơ Thiên Nam ngữ lục cho thấy mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là:

- Một xin rửa sạch nước thù: đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

- Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng: khôi phục nền độc lập dân tộc, tự chủ thời vua Hùng.

- Ba kẻo oan ức lòng chồng: quyết tâm trả thù nhà, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giết hại.

- Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này: xin nguyện ước làm trọn những điều đã nêu ở trên.

Câu 3: Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì?

- Các trường dạy chữ Hán được mở tại các quận.

- Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.

Câu 4 : Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ
tiên?

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

Good luck!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cao Như Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Lộc Phạm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Thịnh Thảo
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết