Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 42
Số lượng câu trả lời 8
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (3)


Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Câu hỏi:

Câu 1:Bài học đường đời đầu tiên là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

A . Tuyển tập Tô Hoài B . Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

C . Dế Mèn phiêu lưu kí D . Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Câu 2: Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?

A . Tạ Duy Anh B . Tô Hoài C . Đoàn Giỏi D . Nguyễn Tuân

Câu 3: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vât nào?

A . Chị Cốc ; B . Người kể chuyện ; C . Dế Mèn ; D . Dế Choắt ;

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A . Đôi càng mẫn bóng với những cái vuốt nhọn hoắt ;

B . Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp ;

C . Cái đầu nổi từng tảng rất bướng ;

D . Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang ;

Câu 5: Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

A . Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân

B . Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình. C . Ở đời mà có thói hung hang bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình.

D . Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình.

Câu 6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào? A . Buồn rầu và sợ hãi B. Thương và ăn năn hối hận C . Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7: Vì sao nói: Những con vật trong “ Bài học đường đời đầu tiên” được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa?

A . Chúng vốn là những con người đội lốt vật.

B . Chúng được miêu tả chân thực như chúng vốn thế.

C . Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như của con người.

D . Chúng là những biểu tượng của đạo đức, luân lí.

Câu 8: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những đặc sắc trong nghệ thuật gì?

A . Nghệ thuật miêu tả ; B .Nghệ thuật kể chuyện ;

C . Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện ; D . Nghệ thuật sử dụng từ ngữ ;

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Câu hỏi:

Câu 1. Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ

D. Không xác định

Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 3. Phó từ gồm mấy loại

A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại

Câu 5. Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?

A. Đang B. Bữa tối C. Tro tàn D. Đó

Câu 6. Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đoạn văn trên có mấy phó từ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7. Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Đã

B. Chung

C. Là

D. Không có phó từ

Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 6

Câu hỏi:

Câu 1: Hãy nêu các địa danh trong diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a) Tháng 4 năm 42, Mã Viện tấn công ở.................., tại đây quân ta anh dũng

chống trả rồi rút lui.

b) Đạo quân bộ của Mã Viện đã men theo bở biển, và lẻn qua.....................,

xuống vùng Lục Đầu.

c) Đạo quân thuỷ của Mã Viện đã vượt biển vào sông……………, rồi ngược

lên vùng Lục Đầu.

d) Hai Bà Trưng đã kéo quân đến vùng ................để nghênh chiến.

e) Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại..................

Câu 2: Em hãy nêu những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại độc lập và ý nghĩa của những việc làm đó?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................