Câu 1
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 2
Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.
Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó
Câu 3:
“Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”
(Lep Tôn- xtôi).
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 4
· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".
· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn
· Câu 5
· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".
· (Vũ Tú Nam)
· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
· Câu 6
· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy
· (Nguyễn Bính)
· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.
Câu 1:Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ
Câu 2:Gợi ý:
- Đóng vai En-ri-cô giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bức thư và tâm trạng khi đọc được những dòng thư đó .
- Nhập vai En-ri-cô để trình bày những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh từ những dòng thư đó:
+ “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
+ Nhận thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
+ Hiểu được tấm lòng của người bố.
+ Thấy được lỗi lầm của mình khi “nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.
+ Suy nghĩ về việc khắc phục lỗi lầm.
- Nêu ấn tượng và điều cảm nhận được từ những dòng thư của bố.
Câu 3:
Gợi ý:
Nội dụng :
-Có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
+Đây là chân lý của cuộc sống.
+Dùng những văn bản đã được học để minh họa cho chân lí đã nêu, để thấy tình yêu mang đến cho con người ta những niềm vui, niềm hạnh phúc, sức mạnh và khát vọng sống bền bỉ.
+Tình yêu không phân biệt giầu nghèo, đẳng cấp, mầu da.
-Liên hệ bản thân.
Câu 4:Câu nói của thầy Ha-men thể hiện lòng yêu nước sâu sắc. Khi chúng ta vẫn giữ được tiêng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tùvà khi chúng ta yêu tiếng nói dân tộc thì đã thể hiện lòng yêu nước của mình. Điều này chứng tỏ tiếng nói dân tộc sẽ giữ và nắm được nền độc lập-tự do. Câu nói trên cũng thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành độc lập tự do.
Câu 5:- Các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh 1 : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh.
- Phép so sánh 2 : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.
- Phép so sánh 3 : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ.
- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép từ với việc sử dụng các từ đặc tả : "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.