Câu 1: Axit H2SO4 loãng pứ với tất cả các chất nào dưới đây.
a. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2
b. NaOH, CuO, Ag, Zn.
c. Mg(OH)2, HgO, K2SO4, NaCl
d. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2
Câu 2: Cho các chất Na2O, CaO, H2O, CuCl2, FeCl3. điều chế các.
a. Dd bazơ (bazơ tan)
b. Các bazơ không tan.
Câu 3. Viết ptpứ của
a. Magiê oxit (MgO) và axit nitric (HNO3).
b. Nhôm oxit (Al2O3) và axit sunfuric (H2SO4)
c. Sắt (Fe) và axit clohidric (HCl)
d. Kẽm (Zn) và axit sunfuric loãng.
Câu 4: Cho biết hiện tượng xảy ra khi cho.
a. Kẽm (Zn) vào dd đồng sunfat (CuSO4)
b. Đồng (Cu) vào dd bạc nitrat (AgNO3)
c. Kẽm (Zn) vào dd magiê clorua (MgCl2)
d. Nhôm (Al) vào dd đồng sunfat (CuSO4)
viết ptpứ xảy ra.
Câu 5: Ngâm đinh sắt trong dd dồng II sunfat (CuSO4). Hiện tượng gì xảy ra.
a. Không xuất hiện tượng.
b. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe không bị tan.
c. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe bị tan 1 phần, màu xanh của dd nhạt dần.
d. Không có Cu bám trên đinh Fe, chỉ 1 phần đinh bị tan.
Giải thích, viết phương trình.
Câu 6: Cho 10.4 g hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 1.5 M => dung dịch A
a) Tính V của H2
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
c) Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A => kết tủa B . Nung B trong điều kiện ko có không khí thành chất rắn D . tính m của D
Câu 7: trong 4 ống nghiệm có đựng riêng biệt dung dịch loãng trong suốt 4 chất .Biết rằng :
- Trong các dung dịch này có một axit không bay hơi , ba dung dịch còn lại là muối magie , muối bari , muối natri
- Có 3 gốc axit là -Cl, =SO4 và =CO3; mỗi gốc axit trên có trong thành phần ít nhất của một chất
a, cho biết tên từng chất tan có chứa trong mỗi dung dịch trên
b, chỉ dùng các ống nghiệm , không có dụng cụ và hóa chất khác , nhận biết các dung dịch trên
Câu 8: Hòa tan 8g hỗn hợp Fe, Mg cần vừa đủ 200ml dung dịch aM. Sau phản ứng thu được 4,48l H2(đktc)
a, Tính a?
b, Tính nồng độ phần trăm các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 9: Cho 10g hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 1,12l H2 đktc. Xác định mFe, mCu
câu 1: d
câu 2: điều chế các bazơ tan: Na2O + H2O ➝ 2NaOH
CaO + H2O ➝ Ca(OH)2
điều chế các bazo ko tan: CuCl2 + 2NaOH ➝ Cu(OH)2↓ + 2NaCl
hoặc: CuCl2 + Ca(OH)2 ➝ Cu(OH)2↓ + CaCl2
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
hoặc: 2FeCl3 + 3Ca(OH)2 ➝ 2Fe(OH)3↓ + 3CaCl2
CuCl2 ---điện phân---> Cu + Cl2↑
2FeCl3 + Cu ➝ 2FeCl2 + CuCl2
FeCl2 + 2NaOH➝ Fe(OH)2↓ + NaCl2
câu 3:
PTHH của: MgO và HNO3: MgO + 2HNO3 ➝ Mg(NO3)2 + H2O
Al2O3 và H2SO4: Al2O3 + 3H2SO4 ➝ Al2(SO4)3 + 3H2O
Fe và HCl: Fe +2HCl ➝ FeCl2 + H2↑
Zn và H2SO4 loãng: Zn + H2SO4 ➝ ZnSO4 + H2↑
câu 4:
các hiện tượng hóa học khi:
+ cho Zn vào dd CuSO4: có chất rắn màu đỏ bám vào kẽm, kẽm tan 1 phần, dd CuSO4 có màu xanh lam nhạt màu dần: Zn + CuSO4 ➝ ZnSO4 + Cu↓
+ cho Cu vào AgNO3: có chất rắn màu trắng xám bám vào Cu, đồng tan 1 phần, dd AgNO3 không màu chuyển dần sang màu xanh lam: Cu + AgNO3 ➝ Cu(NO3)2 + Ag↓
+ cho Zn vào MgCl2: không có hiện tượng
+ cho Al vào CuSO4: có chất rắn màu đỏ bám vào Al, nhôm tan 1 phần, dd CuSO4 có màu xanh lam nhạt màu dần: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu↓
câu 5: câu c vì đinh sắt đã tác dụng với CuSO4 và đẩy kim loại Cu trong dd muối CuSO4 có màu xanh lam tạo FeSO4 không màu và kim loại đồng (có màu đỏ) do đó dd sau phản ứng có màu nhạt hơn ban đầu và có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt
câu 6:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ (1)
x x x
Mg + H2SO4 ➝ MgSO4 + H2↑ (2)
y y y
nH2SO4 = 0,2*1,5 = 0,3 (mol)
a, theo PTHH (1) và (2) => nH2 = nH2SO4 = 0,3 (mol)
VH2 (đktc) = 0,3*22,4 = 6,72 (l)
b, ta có: 56x + 24y = 10,4
x + y = 0,3
=> x = 0,1 y = 0,2 do đó: nFe = 0,1 (mol) nMg = 0,2 (mol)
mFe = 0,1 * 56 = 5,6 (g) mMg = 10,4 - 5,6 = 4,8 (g)
c, cho NaOH vào dd A:
FeSO4 + 2NaOH ➝ Fe(OH)2↓ + Na2SO4 (3)
0,1 0,1
MgSO4 + NaOH ➝ Mg(OH)2↓ + Na2SO4 (4)
0,2 0,2
nung A trong điều kiện không có không khí:
Fe(OH)2 ---to---> FeO + H2O (5)
0,1 0,1
Mg(OH)2 ---to---> MgO + H2O (6)
0,2 0,2
mD = mFeO + mMgO = 0,1*72 + 0,2*40 = 15,2 (g)
câu 7:
a, trong 4 ống nghiệm thì có 1 axit không bay hơi => axit H2SO4
ba muối còn lại là dd có màu trong suốt => cả 3 muối là muối tan: BaCl2, MgSO4, Na2CO3
b, trích mỗi chất một ít mẫu thử và đánh số thứ tự cho mỗi lần thí nghiệm
lần lượt cho từng mẫu thử tác dụng với nhau từng đôi một, ta được bảng hiện tượng:
thuốc thử: H2SO4 BaCl2 MgSO4 Na2CO3
mẫu thử:
H2SO4 không tác dụng kết tủa trắng không tác dụng khí không màu thoát ra
BaCl2 kết tủa trắng không tác dụng kết tủa trắng kết tủa trắng
MgSO4 không tác dụng kết tủa trắng không tác dụng kết tủa trắng
Na2CO3 khí không màu kết tủa trắng kết tủa trắng không tác dụng
thoát ra
từ bảng ta thấy mẫu thử nào tác dụng với các mẫu thử khác có 1 lần tạo khí không màu, 2 lần tạo kết tủa đó là Na2CO3
mẫu thử nào tác dụng với Na2CO3 tạo khí không màu, đó là H2SO4
mẫu thử nào tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng đó là BaCl2
mẫu thử nào tác dụng với BaCl2 tạo kết tủa trắng đó là MgSO4
câu 8:
có thể bạn viết thiếu đề nên mình coi dd cần để hòa tan Fe và Mg là HCl nha
Fe + 2HCl ➝ FeCl2 + H2↑ (1)
x 2x x
Mg + 2HCl ➝ MgCl2 + H2↑ (2)
y 2y y
a, nH2 = 4,48 / 22,4 = 0,2 (mol)
ta có: 56x + 24y = 8
x + y = 0,2
=> x = 0,1 y = 0,1 do đó: nFe = 0,1 nMg = 0,1
theo PTHH: nHCl = 2 nH2 = 2 * 0,2 = 0,4 (mol)
CM HCl = 0,4 / 0,2 = 2M
b, có thể bạn viết nhầm nên mình sửa ' nồng độ % các chất trong hỗn hợp ban đầu' thành % các chất ban đầu trong 8g hỗn hợp
mFe = 0,1 * 56 = 5,6
%mFe = 5,6*100/8 = 70%
%mMg = 100% - 70% = 30%
câu 9:
khi cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào HCl thì chỉ có Fe phản ứng:
Fe + 2HCl ➝ FeCl2 + H2↑
nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)
theo PTHH: nFe = nH2 = 0,05 (mol)
mFe = 0,05 * 56 = 2,8 (g)
mCu = 10 - 2,8 = 7,2 (g)