Câu 1 :
Khi nhìn thấy hành động cưa, đục, chơi đùa với bom mìn, vật liệu chưa nổ chúng ta cần phải làm gì?
A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.
B. Đứng gần hoặc đứng xa để xem.
C. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.
Câu 2 :
Cần làm gì khi phát hiện các vật nghi là bom mìn hoặc vật liệu chưa nổ?
A. Nhặt lên và đem báo ngay cho cơ quan chức năng.
B. Tránh xa, cảnh báo cho những người xung quanh biết để không lại gần và báo ngay cho người lớn biết
C. Không làm gì vì chúng không nguy hiểm.
Câu 3 :
Đâu là hậu quả mà tai nạn bom mìn gây ra?
A. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.
B. Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.
C. Đối với bản nhân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
D. Tất cả đều đúng
Câu 4 :
Đặc điểm nhận dạng bom mìn và vật liệu chưa nổ:
A. Vỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (sắt, thép, gang, đồng, nhôm, nhựa, gỗ.v.v…).
B. Vỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ có nhiều màu sắc khác nhau.
C. Vỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ có hình dạng và kích thước khác nhau (dài, ngắn, tròn, dẹt, hình quả dứa, quả ổi, to, nhỏ.v.v…).
D. Tất cả đều đúng
Câu 5 :
Nên làm gì khi thấy biển cảnh báo khu vực có bom mìn nguy hiểm?
A. Lại gần xem có những loại bom mìn gì.
B. Chơi cạnh biển báo miễn là không dẫm vào bom mìn, vật liệu chưa nổ.
C. Không lại gần và cảnh báo cho nhiều người biết khu vực nguy hiểm để tránh.