cảm thụ về đoạn thơ sau :
Ê mi-ly, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác
- Xem gì cha?
Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé!
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Mở đầu bài thơ là một tình huống mà tác giả đưa ra đã gợi lên những cảm xúc thật mãnh liệt. Một đứa con mới 18 tháng tuổi chưa hiểu gì về chiến tranh, hòa bình. Anh đã bế đứa con ấy đến trước Lầu Ngũ Giác, nơi anh chuẩn bị thực hiện một hành động phi thường. Những câu nói của người cha cũng thật bình thản:
Ê-mi-li, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...
Anh muốn đứa con chứng kiến những giây phút trọng đại, khi người cha hy sinh thân mình cho một khát vọng cao cả. Đứa con không hề biết gì về việc làm của anh và hỏi rất ngây thơ, hồn nhiên :
Đi đâu cha ?
Xem gì cha ?
Lời bé hỏi ngây thơ bao nhiêu thì nỗi xót xa lại càng lớn bấy nhiêu. Đọc đến đây, người đọc như cảm thấy một ngọn lửa vô hình đang thiêu đốt tâm can. Những vần thơ tiếp theo đã giải thích rõ hành động của anh :
Giôn – xơn
Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B52
Những na-pan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt cháy những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường…
Lời thơ nghèn nghẹn, chúng ta không thể nào quên được nỗi đau mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đất nước ta. Chúng đã gieo rắc chất độc hủy hoại những nhà thương, trường học, cánh đồng và cả những trẻ em vô tội. Nhìn những trẻ em bị mang thương tật suốt đời, rồi những đứa trẻ sinh ra không mang hình hài một con người. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó. Thật đau lòng hơn khi những trẻ em sinh ra trong thời bình mà phải chịu nỗi đau dai dẳng suốt đời – mang chất độc da cam. Đó chính là sự thật mà Mô-ri-xơn đã tố cáo và khiến nỗi căm giận trong anh dâng lên ngùn ngụt. Anh đã dùng chính thân thể của mình để nhân loại tiến bộ tin vào lời tố cáo của anh. Trước khi hành động dũng cảm, anh đã nói với con:
Ê-mi-li, con ôi!
Gợi ý:
-Trích: "Ê-mi-ly,con".
-Bối cảnh bọn đế quốc Mỹ ý định xâm lược Việt Nam.
-Đây là lời của cha Ê-mi-ly trăn trối trước khi tự thiêu bản thân để phản đối chiến tranh phi nghĩa ở VN
-Thấy được lòng yêu chuộng hòa bình của bố ê-mi-ly. Ông cũng rất yêu thương con mình
-Nhìn Lầu Ngũ Giác, sông Pô Tô Mác mà lòng ông đầy đau xót
--Ko muốn đứa con đau khổ
Ngày 2 tháng 11 năm 1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau đây là câu chuyện của anh:
Người đàn ông bế đứa con gái nhỏ trên tay, nhằm thẳng hướng Lầu Năm Góc bước tới. Vẻ mặt anh đăm chiêu, nghĩ ngợi. Bé gái hồn nhiên hỏi cha đi đâu, anh đáp là cha sẽ đưa con ra bờ sông Pô-tô-mác. Bé hỏi tiếp là ra đó để xem cái gì thì anh lắc đầu buồn bã: “Chẳng có gì đáng xem đâu con ạ. Nơi đó chỉ có Lầu Ngũ Giác mà thôi!”.
Đối với anh, Lầu Ngũ Giác là nơi chứa đầy tội lỗi. Bọn người ở trong đó mà đứng đầu là tổng thống Giôn-xơn đã nhân danh “công lí" để mang những máy bay B.52 khổng lồ ném bom na-pan, phun hơi độc xuống đất nước Việt Nam; đốt phá nhà thương, trường học; giết hại hàng vạn trẻ em chỉ biết tung tăng cắp sách tới trường. Chất độc da cam đã giết chết màu xanh của rừng núi, ruộng đồng; giết chết những dòng sông hiền hoà, êm mát của thơ ca nhạc hoạ.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tội ác do lũ quỷ mặt người gây ra cho nhân dân Việt Nam đáng bị lên án ngàn đời. Phải góp phần ngăn chặn bàn tay đẫm máu của lũ hiếu chiến. Phải lên tiếng đòi hoà bình cho đất nước Việt Nam cách xa nước Mĩ nửa vòng trái đất. Mo-ri-xơn sau bao ngày đêm suy ngẫm, cuối cùng, anh đã chọn hành động can đảm là tự thiêu trước trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.
Anh xiết chặt đứa con gái nhỏ vào lòng rồi thủ thỉ nói với con những điều tha thiết nhất: "Ê-mi-li con ơi! Trời sắp tối mất rồi, cha không thể bế con về nhà được nữa! Đêm nay, mẹ sẽ đến đây tìm con. Con hãy ốm lấy mẹ mà hôn và nói với mẹ rằng cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! Con hãy gửi chiếc hôn này của cha cho mẹ nhé".
Hôn con xong, anh đặt con xuống thảm cỏ ven đường rồi bước nhanh đến trước Lầu Năm Góc để tự thiêu. Ngọn lửa từ con người anh cháy bùng lên như một ngọn đuốc khổng lổ, toả sáng buổi hoàng hôn ảm đạm mùa đông. Ngọn lửa sáng loà thức tỉnh bao người dân nước Mĩ về sự thật của cuộc chiến tranh phi nghĩa mà chính quyền Mĩ đang tiến hành ở Việt Nam.
Mo-ri-xơn đã đốt thân mình thành ngọn lửa sáng ngời bất diệt trong lòng nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới.