Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiên Trịnh

Cảm thụ và nêu nhận xét cho bài thơ sau:

"Không có kính rồi xe không đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim"

Giúp mik với ạ, mik cần gấp a!!!!

Nguyễn Thị Thu Hương
25 tháng 8 2018 lúc 20:19

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. Ông được gọi là "Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca" bởi thi sĩ đã mang cả hào khí thời đại cùng dãy Trường Sơn vào thơ. Đặc biệt mảng thơ về người lính lái xe của ông đã để lại ấn tượng thật thú vị, đó là "Vết xe lăn" nóng bỏng trong những bài thơ Trường Sơn thời chống Mĩ.

Trong số những vần thơ thông minh, dí dỏm về người lính lái xe Trường Sơn của Phạm Tiến Duật, phải kể đến Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập "Vầng trăng - Quầng lửa". Hình tượng thơ hết sức độc đáo: những chiếc xe không kính băng băng ra trận bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Để cuối bài thơ, tác giả đưa ra một ý tưởng thật bất ngờ - đó là "trái tim cầm lái"

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

Ở phần đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật đã giải thích rất đơn giản mà sắc sảo "Không có kính không phải vì xe không có kính" bởi vì: "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Thật là đơn giản ! Chiến tranh bom đạn tàn phá. Xe không kính chắn gió vẫn ra trận thanh thản mà ung dung. Hai câu đầu khi kết, tác giả một lần nữa tả hình dáng của chiếc xe quân sự thời chống Mĩ:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước

Đã không kính - gió, bụi, mưa tuôn vào buồng lái, khó khăn chồng chất hơn khi xe lại không có đèn, rồi không có mui xe thùng xe có xước. Một hình ảnh trần trụi do chiến tranh gây nên. Người lái xe phải huy động mọi giác quan, năng lực để lái xe trong mạo hiểm, phiêu lưu. Tất cả đều vượt qua bởi:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là chủ đề sâu thẳm của bài thơ. Đây mới là điều hệ trọng và thiêng liêng mà cả bài thơ vui nhộn chưa hé lộ. Nhà thơ đã nói đúng tinh thần thời đại Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu). Cả nước lên đường đánh Mĩ vì Miền Nam ruột thịt. Vậy là trái tim đã giúp những người lính vượt qua gian khổ trên những chiếc xekhông kính, không đèn, không mui xe... Trái tim rực lửa căm thù giặc Mĩ và nóng bỏng yêu thương đồng bào miền Nam ấy chính là vẻ đẹp sâu thẳm của tâm hồn Việt Nam thời đánh Mĩ, là trái tim nhân hậu, thủy chung của cả dân tộc .

Thơ là thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước trong những năm tháng đánh Mĩ hi sinh gian khổ mà vĩ đại của dân tộc ta.

​Chiến tranh đã lùi xa, nhưng thơ Phạm Tiến Duật và những "Vết xe trên dãy Trường Sơn" sẽ còn nóng bỏng trong tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước. Những chiếc xe độc đáo ấy của một thời đã góp phần làm nênhuyền tích Trường Sơn.

Nanami-Michiru
26 tháng 8 2018 lúc 7:26

Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa. Đấy là tình cảm gắn bó, chia ngọt sẻ bùi. Khi hành quân, các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo “Bắt tay qua của kính vỡ rồi” - Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái, xuề xoà, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát, chung đũa-võng mắc chông chênh... Ăn uống, nghỉ ngơi, trò chuyện... Song cũng chỉ trong một thoáng chốc. Để rồi, lại tiếp tục hành quân: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm...” Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ.

“Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim...”

Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói thường, như văn xuôi. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ; cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn những năm đánh Mĩ. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị.

Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước vỡ... Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai dòng ngôn ngữ ngắt làm bốn khúc “không có kính /rồi xe không có đèn /không có mui xe /thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, bom đạn, bốn khúc “cua vòng, rẽ ngoặt”... trêu ngươi, chọc tức đoàn xe.


Các câu hỏi tương tự
Seventeen Right Here
Xem chi tiết
Thanh Tâm
Xem chi tiết
15 Lê Quốc K H A N H 9/1...
Xem chi tiết
Phươngg Nga
Xem chi tiết
Phươngg Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Ngọc ngọc
Xem chi tiết
Ngọc Thảo
Xem chi tiết
ITACHY
Xem chi tiết