Tham khảo:
Hai khổ thơ đầu nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, cảnh biển vô cùng tráng lệ lúc hoàng hôn. Mặt trời được ví von với hòn than đỏ rực "hòn lửa " từ từ lăn xuống biển. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc phủ bóng tối mịt mùng. Những con sóng, như những chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Cảm hứng vũ trụ, biện pháp tu từ so sánh ẩn dụ (hòn lửa, cài then) đã tạo nên những vần thơ đẹp, cho người đọc nhiều ấn tượng.Ngày đã chuyển sang đêm. Vừa lúc đó, đoàn thuyền ra khơi: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà là cả một "đoàn thuyền", một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay. Chữ "lại” trong ý thơ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, đi vào nền nếp trong hòa bình. Khúc hát lên đường vang động. Gió biển thổi mạnh. Cánh buồm no gió "căng"lên. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng” là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển.
Từ "đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng. Đặc biệt, qua hình ảnh này cũng thể hiện được không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động. Và để rồi, từ sự cảm nhận, ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả, câu thơ khép lại khổ thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi". Nhưng có lẽ, ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài và những điều đó xét đến cùng là ước mơ, là khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.
Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.