[Ôn thi vào 10]
Cho đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
(Trích Đồng chí – Chính Hữu)
Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?
Câu 2: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thòi kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? (Trình bày ngắn gọn).
Câu 3 (5 GP): Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu).
Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: 1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều,, mùi hoa sen trong gió ... (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! (Hương làng – Băng Sơn) Câu1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn trích. Câu3.Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (3) Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu có trong những câu văn sau: "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...". Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua những câu văn trên không? Vì sao?
Cảm nhận vẻ đẹp 2 đoạn thơ sau "đêm nay rừng hoang sương muối... Đầu súng trăng treo" "những chiếc xe từ trong bom rơi... Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"
Dàn ý cảm nhận của em về vẻ đẹp của "người đồng mình" trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương.
Cảm nhận về tiếng thét của bé Thu khi nhận ba trước lúc ba lên đường:
"Chúng tôi, mọi người - kể cả anh ... bên má của ba nó nữa."
cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu bài thơ đồng chí
Đề : Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ về " Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính " của Phạm Tiến Duật . Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
...Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mất ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Đâu con.
a)điều lơn lao nhất người cha muốn truyện cho con qua những câu lời thơ ấy là gì
b)từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ trên,hãy viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc đời mỗi con người
ruộng nương anh gửi bạn thân cày
gian nhà ko mặc kệ gió lung lay
giếng nước gốc đa nhớ ng ra lính
anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
sốt run người vầng chán ướt mồ hôi
áo anh rách vai
quần tôi có vài m ảnh vá
miệng cười buốt giá
chân ko giày
thương n hau tay nắm lấy bàn tay
a) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đồng chí
Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Đã có ai dậy sóm Nhìn lên rừng co tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời Rừng co ơi! Rừng co! Lá đẹp lá ngời ngời, Tôi yêu thương vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi!
(Trích Mặt trời xanh của tôi- Nguyễn Viết Binh)
b.Xác định và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng co tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời
d. Đoạn thơ đã gợi lên trong em những tinh cảm cao dẹp nào của con người Việt Nam.