Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phương BN

Cảm nhận của em về lối sống của nhà thơ thanh hải

nguyen minh ngoc
13 tháng 4 2018 lúc 21:17

.Một chút hồng của nắng, một chút trắng của mây, một dòng sông xanh, một bông hoa tím cũng đủ làm dấy lên trong Thanh Hải nguồn cảm xúc dâng trào. Cảm hứng ấy đã dệt nên trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" một sức xuân phơi phới, mãnh liệt và khát vọng cống hiến cuộc đời mình cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc mãi thêm xanh, cho dù mai này ông có ra đi mãi mãi.
...........Cũng như Viễn Phương, Thanh Hải dùng điệp từ “Ta làm" như một lời thì thầm, nhỏ nhẹ nhưng cũng thật trang trọng, kiêu hãnh bởi mùa xuân đâu chỉ là của riêng ai mà là của đất trời xanh thẳm, của bông hoa tím biếc, của chú chim chiền chiện…Giữa không gian bao la, hùng vĩ, con người chỉ như hạt bụi đơn côi! “Giá như” hạt bụi ấy được hóa thân thành con chim để cất cao tiếng hót yêu đời, yêu người; "giá như" hạt bụi ấy được làm một cành hoa tỏa hương, khoe sắc, và nếu có được nhập vào bản đại hợp xướng cũng chỉ xin làm một nốt trầm bé nhỏ. Vâng! Chỉ bấy nhiêu cái "giá như" thôi đã là quá lớn, quá đủ với Thanh Hải. Dẫu biết “trời xanh là mãi mãi", dẫu biết "một con chim én không làm nên nổi mùa xuân", nhưng ông cũng vẫn ước ao, vẫn hạnh phúc đón nhận.Ước nguyện thật chân thành nhưng cũng thật thiết tha. Lẻ loi làm sao khi chỉ là "một tiếng hót" trong tiếng ca của muôn chim, đơn độc làm sao khi vẫn là "một cành hoa" trong sự rực rỡ, chói lọi của muôn hoa và càng nhỏ bé, hữu hình hơn nữa trong muôn ngàn nốt cao vút, nổi trội, ta chỉ được làm "một nốt trầm" nhỏ bé. Thái độ nhập cuộc, dấn thân vào cuộc sống đã được thể hiện khá rõ ràng trong điệp từ “Ta nhập vào"; đại từ “ta” là số ít biểu hiện ước vọng cụ thể của một cá nhân, chỉ xin được làm những vật nhỏ bé, tầm thường, đồng thời “ta” còn nói lên nỗi khát khao lớn lao "nhân loại vô danh" có được là nhờ những cái riêng lẻ, giản dị kia.
........Từ mùa xuân của đất trời bao la đến “mùa xuân nho nhỏ" của mỗi người, từ bản đại hợp xướng của đất nước xây dựng cuộc sống mới đến nốt trầm riêng lẻ của cá nhân, "Mùa xuân" như đạt đến đỉnh cao thành mùa xuân lý tưởng, của tiếng lòng cao cả. Nỗi khát khao dâng hiến lúc này không còn là "ta" hay "tôi" nữa mà bỗng chuyển thành:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”
..........Câu thơ vừa tái hiện chủ đề của tác phẩm, vừa thiết lập được mối quan hệ riêng-chung rất hợp lý. Thanh Hải đã biến "Mùa xuân nho nhỏ" thành mùa xuân vĩ đại của đất nước, của nhân loại, bởi không chỉ riêng ông mà còn rất nhiều người khác đã và đang làm việc đẹp thêm cuộc sống. Ta đã từng bắt gặp một chị lao công đêm đông quét rác, ta đã từng nghe trong sâu thẳm tiếng anh Nhẫn gọi bò át cả tiếng gió rít, và gần đây hơn là hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu với nhân cách sống cao đẹp, tâm hồn trong sáng đã làm việc phục vụ cho sản xuất, cho chiến đấu. Tất cả những con người ấy đã sống và lao động tự giác và mục đích chân chính cho đời. Thanh Hải cũng thế, ông nguyện đem thân mình hiến dâng cho đời. Thanh Hải cũng thế, ông nguyện đem thân mình hiến dâng cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Từ láy "lặng lẽ" như chỉ sự âm thầm, chèo chống trong công ước, đại từ “tôi” được giấu kín góp phần tạo nhạc điệu, âm hưởng trong câu thơ. “Tôi” giờ đây chẳng còn là hình ảnh "tôi hứng, tôi nhận, tôi thưởng thức, tôi ôm ấp" vẻ đẹp của đất trời mà là "tôi trân trọng, tôi nâng niu, tôi thành khẩn hiến dâng" cả cuộc đời này cho mùa xuân của dân tộc, của đất nước vẫn mãi tươi thắm. Sự hi sinh trong âm thầm, trong lặng lẽ sao mà to lớn thế, thiêng liêng thế. Chính những hình ảnh thuần nhị, tự nhiên, câu thơ ngân vang như lời ca đã tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, làm xao xuyến rung động cả tâm hồn.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
./.........Điệp từ “dù là" mang một sức khái quát lớn, biểu thị cho cái chung, cái lớn lao. Phải! Nề hà chi tuổi hai mươi trai tráng, e dè chi bóng chiều tà quanh ta! Thanh Hải dù đang ở những năm tháng cuối của cuộc đời, dù "thân tàn sức kiệt" nhưng trong ông sức sống vẫn tràn đầy, ông vẫn muốn làm một dòng sông bồi đắp phù sa cho đồng bằng mà không hề mệt mỏi ngừng nghỉ ; ông vẫn muốn làm một thứ gì đó triền miên, bất tận cho đời cho người, vì đã sống thì không thể thừa thãi, lại càng không thể dửng dưng đứng bên lề. Đời người có là bao, vậy tại sao ta không là "hoa của đất”, là những gì thâm thúy nhất của đời mà lại đành lòng làm ngọn cỏ dại lạnh lẽo trong đơn côi, giá buốt. Vâng! Hãy dâng hiến cho đời những gì mình có thể dù đó chỉ là hạt nước bé nhỏ trong biển đời mênh mông sóng gió.Và "mùa xuân của đất nước, của dân tộc sẽ bắt đầu từ những mùa xuân nho nhỏ" của mỗi chúng ta.
.......Tất cả dường như đều có sức sống riêng, đều là những câu châm ngôn của cuộc sống. Đó cũng là tâm niệm cuối cùng của tác gbất tận của dân tộc, của Tổ quốc mãi xanh thêm, đẹp thêm." Phải giữa mùa thu xế tà của đời mình ông vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất tuyệt của Tổ quốc.iả :"Hãy làm tiếng chim hót, làm một cành hoa, một nốt trầm bé bỏng cho mùa xuân

Ami Ngọc
13 tháng 4 2018 lúc 21:43

Thời xưa, ở thời Lý, người ta còn nhớ Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ từng phút chống chọi với bệnh tật, ông vẫn có những vần thơ như thế! Đó chính là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.Thi phẩm thể hiện tiếng lòng của tác giả về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và ước nguyện được sống có ích. Đặc biệt, ước nguyện ấy, lẽ sống ấy được thể hiện chân thành, sâu sắc qua những dòng thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Đọc bài thơ, ta cảm nhận được những cảm xúc hồn nhiên,trong trẻo của thi nhân trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên để rồi từ đó, cảm xúc được mở rộng ra với hình ảnh mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng cùng những suy ngẫm, tâm niệm về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người. Đó là ước nguyện, là khát vọng cống hiến cho cuộc đời, cho Tổ quốc, quê hương.
Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu của đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. Điệp từ “ta” được điệp lại 3 lần thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: “con chim”, “một cành hoa”,”một nốt trầm”. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình. Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” cũng có ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự chuyển đổi từ cái “tôi” tác giả ở khổ thơ đầu mang sắc thái nhỏ nhẹ, riêng tư sang đại từ nhân xưng “ta” mang sắc thái trang trọng. Ở đây, cái “tôi” tác giả không chỉ cất tiếng nói của cá nhân mình mà còn nói lên tiếng lòng của mỗi người trong một mùa xuân mới, thể hiện sự hòa quyện, thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Nhạc điệu thơ chậm rãi, đi vào chiều sâu trầm lắng, thiết tha. Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.
Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành,khiêm nhường. Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.
Còn bây giờ,Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”.Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ,thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn!
Bài thơ được viết vào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ, cũng như đoạn thơ không hề có chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời, mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho Cách mạng.
Đoạn thơ, bài thơ với những hình ảnh đơn sơ, gần gũi mà chứa đựng nhiều cảm xúc, nhiều nghĩ suy. Bằng thể thơ năm chữ, giọng điệu chân thành, tha thiết phù hợp với tâm trạng cảm xúc, cùng với hình ảnh ẩn dụ… Thanh Hải đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp đáng quý: mỗi người hãy sống có khát vọng, sống có cống hiến, dù chỉ là phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ, giữ gìn và dựng xây đất nước. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn lẽ sống mà Thanh Hải để lại, ta càng phải tự nhủ: Hãy sống đẹp – sống như Thanh Hải đã sống.

Ami Ngọc
13 tháng 4 2018 lúc 21:41

- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ… bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.
- Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
duong nguyen dinh
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết
$Mr.VôDanh$
Xem chi tiết
DT Trang
Xem chi tiết
Thành An
Xem chi tiết
Linh Dang
Xem chi tiết