I. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng:
- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong các tác phẩm văn học với các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
- Bài viết có sức khái quát và dấu ấn cá nhân.
2. Về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được kiến thức về các tác phẩm đã cho, học sinh cảm nhận, phân tích, đánh giá về đất nước và con người Việt Nam trong văn học hiện đại. Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản:
* Về đất nước Việt Nam:
- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng luôn mang sức sống trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi (Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).
* Về con người Việt Nam:
- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).
- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc (Những ngôi sao xa xôi).
- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).
- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
* Bên cạnh những điểm chung, học sinh cần chỉ ra được đóng góp riêng của các tác giả khi khắc hoạ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.