Văn bản ngữ văn 10

Dương Hồ

Cảm nhận của e về tám câu thơ đầu của đoạn trích trao duyên

Thảo Phương
20 tháng 4 2020 lúc 20:17

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.

- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích: Vị trí, nội dung của đoạn trích và nội dung, giá trị của 8 câu thơ cuối.

II. Thân bài

1. Mạch cảm xúc của bài

- Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng

- Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.

2. Thực cảnh đau xót của Kiều.

- Sử dụng một loạt các thành ngữ.

+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ

+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát

+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo

+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.

→ Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.

- Các hành động

+ Nhận mình là "người phụ bạc"

+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.

⇒ Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.

⇒ Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.

3. Tiếng gọi chàng Kim

- Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc

- Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.

- Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng

→ Tình cảm lấn át lí trí.

4. Nghệ thuật

- Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.

- Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi

- Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ



Bình luận (0)
Trịnh Long
1 tháng 8 2020 lúc 7:50

Trong bài thơ "Trao duyên", 8 dòng thơ đầu chính là lời nhờ cậy và hành động thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh. Thật vậy, những lí lẽ và hành động của Kiều đã cho thấy được tâm trạng đau khổ của Kiều. Hai câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi cô bán mình để chuộc cha và em. Người đọc có thể thấy được lí lẽ thuyết phục và hành động nhờ vả tinh tế của Kiều. Câu thơ 'Cậy em em có chịu lời" chính là mở đầu của lời lẽ trao duyên. Từ "cậy" là một từ độc đáo, gợi được âm điệu nặng nề, day dứt và khó mở lời của Thúy Kiều. Khác với những từ như "nhờ, mong", từ "cậy" gợi ra một sự khó mở lời và đau đớn trong lời nói của Thúy Kiều. Người đọc có thể thấy được cùng mang ý nghĩa nhờ vả nhưng từ cậy mang thêm sắc thái về sự hy vọng tha thiết và gửi gắm đầy tin tưởng của Thúy Kiều vào Thúy Vân về điều cô sắp nói. Tiếp theo, từ "chịu" thể hiện sự nài ép, bắt buộc nên Vân buộc phải nhận lời cho điều mà Kiều sắp nói. Câu thơ "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" là câu thơ thể hiện cử chỉ trao duyên. "Lạy, thưa" là hành động của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện cho sự tôn kính, nhờ vả, kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mà mình hàm ơn. Chính vì vậy, hành động của Kiều thể hiện sự khó nói, trang nghiêm và thiêng liêng cho điều mà cô sắp nói với Vân. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự thông minh , khéo léo của Kiều trong quá trình thuyết phục Vân cũng như cách dùng từ của Nguyễn Du. Tiếp theo, 6 câu thơ tiếp theo chính là lời lẽ trao duyên của Kiều. Trong 4 câu thơ tiếp theo, Thúy Kiều đã kể mối tình của mình với chàng Kim cho em nghe. Thành ngữ: "Giữa đường đắt gánh tương tư" và hình ảnh "mối tơ thừa, keo loan" cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những hình ảnh "quạt ước, chén thề" cho thấy một mối tình mà Kiều thực sự coi trọng và giờ đây cô muốn ủy thác cho em. Những câu thơ còn lại chính là những lí do mà Kiều đưa ra để thuyết phục em của mình. Kiều không chỉ gợi lại tai ương đến với gia đình "sóng gió bất kì" mà còn nói ra tình huống khó xử phải lựa chọn giữa đạo làm con và đạo phu thê với em, để rồi Kiều đành chọn hi sinh tình để làm tròn chữ hiếu. Tóm lại, 8 câu thơ đàu của bài thơ Trao duyên chính là lời lẽ nhờ cậy vô cùng thuyết phục Vân của Thúy Kiều trước khi cô quyết định bán mình chuộc cha và em.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Linh Linh
Xem chi tiết
Thu Hằng
Xem chi tiết
Nam Phạm An
Xem chi tiết
Nguyen Hai
Xem chi tiết
Tử Linh
Xem chi tiết
Út Vi văn
Xem chi tiết
Light Stars
Xem chi tiết
Vân Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
White Hole
Xem chi tiết