Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
Bài thơ "Nói với em" của Vũ Quần Phương là một trong những bài thơ mang lại nhiều ấn tượng cho tôi từ tuổi ấu thơ. Điều đó không phải vì lời thơ hay, cũng không phải vì dễ thuộc mà là vì câu cuối cùng "Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay"; có lẽ không ít người cũng từng đặt dấu hỏi, tại sao mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. Hồi nhỏ đã nhiều lần tôi đặt dấu hỏi, nhưng chưa tìm thấy một câu trả lời thích đáng, có lẽ thơ là như vậy chăng, là để người ta cảm nhận chứ không phải là để hiểu cặn kẽ. Nếu gặp Vũ Quần Phương, chắc tôi cũng sẽ cố hỏi để tìm ra câu giải đáp. Đến khi tôi dạy con, câu hỏi thủa thiếu thời của tôi lại được con tôi lặp lại.
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chính chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay
Trước đây lúc tôi còn nhỏ, đọc xong bài thơ này tôi cũng thử ra vườn để nhắm mắt và cảm nhận. Nhắm mắt trong vườn thật khoan khoái, nhà thơ đã phát hiên ra một khoảnh khắc thư thái của tâm hồn. Tôi không những nghe thấy tiếng chim sâu ríu ra ríu rít, tiếng gió thổi nhè nhẹ và còn cả cảm nhận làn gió mát thổi vào mặt vào tóc và mùi cây cỏ, hương hoa. Cảm nhận đó quả là tươi trẻ và khó quên. Lớn lên tôi có nhiều dịp đi làm việc ở vùng nông thôn, vùng núi, đôi khi cái khoảnh khăc tuổi thơ lại tràn về và chợt nhớ lại bài thơ. Dĩ nhiên khó có thể vừa nghe được tiếng chim sâu lích chích, vừa nghe được tiếng con chìa vôi vừa hót vừa bay, mà cũng lâu lắm rồi tôi không thấy con chìa vôi nào cả. Đến thế hệ con tôi giờ đây sinh ra ở đô thị, có lẽ hiếm có cơ hội cảm nhận cái khoảnh khắc rất Việt Nam cách đây hơn 20 năm.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền
Tôi may mắn vì hồi bé thường được nghe bà nội kể chuyện. Bà không được học nhiều, nhưng thơ và truyện thì nhiều lắm, từ Lục Vân Tiên, Thạch Sanh đánh trăn tinh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa đến truyện Kiều, truyện Chinh phụ ngâm... Trẻ con thật là hay, các câu chuyện cứ nghe đi nghe lại mà vẫn thích, vẫn muốn được kể trước khi đi ngủ. Bà thuộc nhiều đoạn thơ lắm những câu thơ chẳng cần dạy mà cứ tự nhiên đi vào tâm hồn trẻ thơ của tôi, đến lúc tôi đi học, nhiều bài thơ trong chương trình tôi đã thuộc từ làu làu tự bao giờ. Thường thì lúc bà kể chuyện tôi không nhắm mắt, đêm dù tối mịt mắt vẫn mở thao láo lắng nghe câu chuyện của bà chỉ những lúc yên tĩnh mới tưởng tượng dược bà tiên, được chú bé đi hài bảy dặm, còn cô Tấm hiền thì tôi không dám tưởng tượng nữa. Chưa bao giờ tôi thấy cô Tấm hiền cả. Có lẽ tôi sẽ viết về cô Tấm trong một bài khác.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
Đoạn cuối của bài thơ có ba câu thực sự dễ hiểu nhưng đến câu cuối câu làm tôi suy nghĩ đi suy nghĩ lại hồi bé, rồi lại bỏ qua đi không cố hiểu ngọn ngành. Khi con tôi hỏi tại sao, suy nghĩ một lúc tôi mới trả lời là vì cha mẹ vất vả như vậy nên không dám nhắm mắt nữa mà phải mở mắt ra để làm việc gì đó giúp đỡ cha mẹ để cha mẹ vui và đỡ vất vả hơn. Nghe thế vợ tôi phản đối liền, cô ấy nói, vì tôi không vất vả như người mẹ, bồng bế con suốt đêm khi con ốm đau thì đâu có cảm nhận được. Khi bế con mệt mỏi quá mỗi lúc cơ thể mệt mỏi buồn ngủ rũ ra ngủ gật một cái mà không dám, phải mở mắt ra để trông con. Tôi nghĩ rằng cô ấy có lý.
Không biết ý nhà thơ câu cuối là gì, nhưng tôi nghĩ cách lý giải của vợ tôi hợp lý hơn vì tôi cũng đã từng bế con khi nó mới ra đời, vừa bế vừa ru vì mỗi lần đặt xuống thằng bé lại khóc, chân tay thân thể mỏi rã rời mắt như díp lại mà không dám nhắm vì sợ nhắm lại thì ngủ mất và đánh rơi mất con. Có những bài thơ mà người ta có thể hiểu ngay, có những bài thơ mà tới khi gặp hoàn cảnh tương tự như nhà thơ ,người ta mới hiểu. Lại có những bài thơ đặc biệt như bài "nói với em", không phải trải nghiệm mà hiểu được mà hình như chỉ có từng người hiểu được thôi.
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
Con người ta ngoại trừ khi ngủ, thường nhắm mắt trong một số trường hợp: hoặc vì sợ hãi, xúc động, hoặc vì e lệ... Ấy là những trường hợp nhắm mắt đột ngột bởi tác động ngoại cảnh. Còn những trường hợp chủ động nhắm mắt như nhân vật nhỏ của bài thơ, thì cả ba trường hợp ấy, sự nhắm mắt mỗi lần đều có một ý nghĩa khác nhau.
Trường hợp thứ nhất:
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Ấy là nhắm mắt để cảm nghe. Bao giờ cũng vậy, khi ta khép bớt một giác quan lại, thì giác quan kia sẽ làm việc mạnh hơn, có tính tập trung hơn. Nó như việc ta khép bớt cửa phòng, để âm thanh bên trong đừng bị phân tán. Và vì nhắm mắt để cảm nghe nên em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. Hơn thế, còn phát hiện ra được tiếng "con chìa vôi vừa hót vừa bay". Khi mắt đã nhường cho sự dõi theo của tai, người ta có thể dễ dàng cảm nhận được điều kì diệu ấy thôi.
Trường hợp thứ hai:
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Đây là nhắm mắt để tưởng tượng, để hình dung. Điều này hay xảy đến với các cô cậu giàu mơ mộng, lại đang được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích li kỳ. Nếu biết lặng im nghe bà kể, các em sẽ bắt gặp rất nhiều, rất nhiều những nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính.
Trường hợp thứ ba:
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Ấy là nhắm mắt để nghĩ về lẽ đời. Có lẽ ở một lứa tuổi nào đó mới có đặc điểm này. Công lao nuôi nấng vất vả của bố mẹ, có nhiều người chỉ nghĩ đến, mà khi chết, thấy mình chưa làm gì đền đáp được, còn chẳng nhắm mắt nổi, huống hồ đây lại là nhắm mắt mà nghĩ ngợi. Tác giả đã phải dùng một động tác mạnh, xốc dậy cảm xúc:
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
Thật là: "Lạ thay sức mạnh của tâm hồn". Chỉ có con người mới có những cái "mở mắt" bừng thức như thế này, kiểu thế này.
Đây là bài thơ có âm điệu ngọt ngào, như một lời ru thuở ấu thơ. Bài thơ vừa có chỗ viết cho các em bé, lại có chỗ là để dành cho các em lớn hơn, đã biết phân tích, ngẫm ngợi, nghĩ suy về lẽ đời, về gia đình. Bài thơ vừa đem đến những hứng cảm về thẩm mỹ lại vừa có ý nghĩa giáo dục. Các em nhỏ đọc, thuộc, thấm đẫm trong hồn cái ngọt ngào chan chứa của bài thơ, và đến một ngày nào, chợt giật mình bừng thức bởi những ý tưởng của nhà thơ ở những câu thơ cuối. Bài thơ sẽ có cách đi, cách đến từng bước trong tâm hồn và trong trí tuệ của các em như thế...
"Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.
Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:
"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay. "
Nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.
Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:
"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền".
"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.
Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:
"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".
"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.
Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.
"Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.
Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:
"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay. "
Nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.
Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:
"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền".
"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.
Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:
"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".
"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.
Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.