Bài 26. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nga Lê

Các biện pháp phòng và chống bệnh giun sán?

Nguyễn Hồng Thy
2 tháng 5 2018 lúc 17:53

- Vệ sinh môi trường, nhà ở, quản lý chặt chẽ về rác, chất thải,...
- Cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để bón phân.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Tẩy giun ít nhất 6 tháng một lần.

diem pham
22 tháng 12 2018 lúc 21:40

- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á, theo Tổ chức Y tế thế giới. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Qúy Minh
Xem chi tiết
Hoàng Anh Khôi Lê
Xem chi tiết
Phạm Thu Thảo
Xem chi tiết
Monia Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Hồng Ngát
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Hương
Xem chi tiết
Linh Gấu
Xem chi tiết