hỗn hợp X gồm CuO và NaOchoH có tỉ lệ số mol 1:1 tác dụng vừ đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa.Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ I=2,68A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,225 gam mất t giây thì dừng lại thu được dung dịch Z.cho m gam Fe vào dung dịch Z sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,9675m gam hỗn hợp 2 kim loại.giá trị của t là.
Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A.0.8.
B.0,3.
C.1,0.
D.1,2.
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0.2 mol KCl trong thời gian t.thu được 2.464 lít khí ở anot(đktc) .nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì tổng thể tích khí ở 2 cực là 5.824 lit(đktc).hiệu suất điện phân 100% các khí sinh ra k tan trong đ .giá trị a ?
Điện phân dd chứa 400ml AgNO3 0,05M và Cu(NO3)2 0,2M trong 19phút 18 giây với I = 5A (hiệu suất 100%). Khối lượng kim loại thu được ở catot là m (g), thể tích khí thoát ra ở anot và V(lit) ở đktc. Giá trị của m và V là
A.4,33 và 0,336
B.3,44 và 0,336
C.3,33 và 0,448
D.3,45 và 0,86
Điện phân 200ml dung dịch chứa AgNO3 2M và HNO3 trong vòng 4h 3 giây với cường độ dòng điện 0,201 ampe thì thu được 3,078 gam Ag ở catot. Hiệu suất điện phân là : A 90% B.95% C.80% D.75%
Mắc nối tiếp 2 bình điện phân, bình A đựng dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4, bình B đựng dung dịch chứa 0,15 mol NaCl. Điện phân cho đến khi catot bình A bắt đầu xuất hiện bọt khí thì dừng lại. Tính thể tích khí ở catot bình B (đo ở đktc).
A. 1,68 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 5,6 lít
Điện phân dung dịch CuCl2 với điện trơ, sau một thời gian thu dược 0,32gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là?(Cu=64) (ĐTTS Đại học khối A năm 2007)
A.0,15M
B.0,2M
C.0,1M
D.0,05M
Điện phân 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực trơ cho đến khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân phải cần 250 ml dd NaOH 0,8M. Nếu ngâm 1 thanh Zn có khối lượng 50 g vào 200 ml dung dịch muối nitrat trên, phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng thêm 30,2% so với khối lượng ban đầu. Tính nồng độ mol muối nitrat và kim loại M?
A.[MNO3]=1M, Ag
B.[MNO3]=0,1M, Ag
C.[MNO3]=2M, Na
D.[MNO3]=0,011M, Cu
(ĐHKA,2012). Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A.0,8
B.1,2
C.1,0
D.0,3