(ĐHKA,2012). Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A.0,8
B.1,2
C.1,0
D.0,3
Phản ứng điện phân xảy ra ở các điện cực như sau:
Catot(-):Ag+ + e → Ag; Anot(+): H2O - 2e → 1/2O2 + 2H+
x x x (mol)
Dung dịch Y có chứa: H+, NO3- và Ag+ dư → Fe + 2Ag+ → 2Ag + Fe2+
3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O (do Fe dư nên chỉ tạo Fe2+)
nAgNO3 = 0,15 mol; nFe = 12,6/56 = 0,225 mol;
Gọi x là số mol Ag+ đã bị điện phân → nAg+ dư = 0,15 – x mol → số mol Fe dư = 0,225 – (0,15-x)/2 – 3x/8 = 0,15 + x/8 → 108(0,15-x) + 56(0,15+x/8) = 14,5 → x = 0,1 mol → t = 0,1.26,8/2,68 = 1 h.